Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NỮ HÀN QUỐC VÀ NHỮNG HÀM Ý CHÍNH SÁCH (Phần 2)

Đăng ngày:

3. Gia tăng lao động tạm thời

Sự gia tăng việc làm của phụ nữ Hàn Quốc thời gian gần đây có liên quan tới sự gia tăng lao động tạm thời (lao động làm việc ít hơn 36 giờ). Số lao động tạm thời giảm mạnh ngay sau khủng hoảng tài chính nhưng lại tăng 15,4% trong năm 2010. Theo đó, tỷ lệ lao động tạm thời đã tăng 2,7% từ 19,1% năm 2009 lên 21,8% trong năm 2010, tăng nhiều nhất từ những năm 2000. Điều này có nghĩa rằng, tỷ lệ lao động nữ có kế hoạch làm việc không theo quy chuẩn ngày càng trở nên phổ biến trong không khí xã hội cởi mở hơn về cân bằng giữa công việc và cuộc sống ở Hàn Quốc. Chi tiết về số lao động tạm thời có thể xem bảng dưới đây:

Bảng 3: Lao động theo ngành công nghiệp và thời gian làm việc

Đơn vị: 1.000 người

Phân loại

2009 (A)

2010 (B)

Sự khác biệt (=B-A)

 

Làm việc < 36 giờ

Làm việc > 36 giờ

Làm việc < 36 giờ

Làm việc > 36 giờ

Làm việc < 36 giờ

Làm việc > 36 giờ

Tổng

1.833

7.750

2.116

7.591

283

-159

Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Ngư nghiệp

263

469

243

433

-21

-36

Sản xuất

133

1.005

155

1.061

22

56

Dịch vụ

1.410

6.126

1.685

5.952

276

-174

- Bán buôn, bán lẻ, dịch vụ nhà ở và thực phẩm

494

2.402

552

2.297

59

-105

- Giáo dục

383

776

425

718

41

-58

- Phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe

100

660

168

736

68

76

- Quản lý cơ sở kinh doanh và hỗ trợ dịch vụ

59

341

84

348

25

7

Lưu ý: Lao động vắng tạm thời không tính đến.

Nguồn: Thống kê Hàn Quốc

 

Xem xét trong các ngành công nghiệp, lao động tạm thời có sự gia tăng nhiều trong ngành dịch vụ. Trong khi ngành sản xuất có sự gia tăng lao động nữ ở tất cả loại hình công việc thì ngành dịch vụ chỉ có sự gia tăng ở lao động làm việt ít hơn 36 giờ.  Trong ngành bán buôn bán lẻ, thực phẩm, nhà ở và dịch vụ giáo dục đều chứng kiến sự suy giảm lao động nói chung nhưng lại có sự gia tăng lao động tạm thời. Trong ngành dịch vụ phúc lợi xã hội, quản lý cơ sở kinh doanh và hỗ trợ dịch vụ, lao động tạm thời chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lao động mới. Tuy nhiên, phần lớn các lao động tạm thời làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có nghĩa rằng, lao động tạm thời thường nhận mức lương thấp và làm công việc kỹ năng đơn giản.

III. Hàm ý chính sách

Để duy trì sự tăng trưởng lao động nữ và thúc đẩy một thị trường lao động thân thiện với phụ nữ, môi trường lao động cần thay đổi để phụ nữ có thể hài hòa tốt hơn giữa công việc và gia đình. Do vậy, cần xây dựng một bầu không khi thân thiện hơn với phụ nữ.

Trước tiên, văn hóa doanh nghiệp thân thiện gia đình cần được khuyến khích. Một nền tảng văn hóa và xã hội hỗ trợ phụ nữ cân bằng giữa công việc và gia đình cần được vun đắp. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao có thể được sử dụng và vai trò của phụ nữ trong giới doanh nghiệp có thể được cải thiện. Tiếp theo, mô hình làm việc linh hoạt nên được mở rộng cho mọi phụ nữ để giúp họ hoàn thành tốt công việc và gia đình.

Để nhận diện sự tương quan giữa lao động tạm thời so với tỷ lệ lao động của quốc gia, báo cáo đã thực hiện một phân tích tương quan giữa 31 thành viên các nước OECD từ giai đoạn 2000 đến 2010. Kết quả cho thấy, 1% sự tăng lao động tạm thời sẽ giúp tăng 0,53% tỷ lệ lao động của toàn quốc gia. Tỷ lệ lao động tạm thời của Hàn Quốc rất thấp, đạt 15,5% trong năm 2010 và xếp vị trí thứ 25 trong số các quốc gia OECD. Tuy nhiên, hiện Hàn Quốc vẫn chưa đưa ra biện pháp cải thiện nào. Quan điểm về lao động tạm thời chia làm hai phía: phản đối và tán thành. Một mặt, nó giúp thu hút lao động nữ vì kết hợp giữa công việc và chăm sóc trẻ. Nhưng mặt khác, nó có thể dẫn tới việc gia tăng những công việc không ổn định và có mức lương thấp. Do vậy, các tổ chức cần cung cấp an ninh việc làm và mức lương hợp lý cho công việc tạm thời.

Cuối cùng, các ngành công nghiệp thân thiện với phụ nữ cần được phát triển như dịch vụ cho người già, thông tin và viễn thông, dịch vụ đào tạo nhằm tạo thêm việc làm cho phụ nữ. Công nghiệp dịch vụ có thể trở thành một cơ hội tốt để tạo thêm nhiều việc làm thân thiện cho phụ nữ như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội đang dẫn đầu về số lao động nữ.

Bên cạnh đó, cần phát triển môi trường làm việc linh hoạt như tạo cơ hội cho phụ nữ làm việc từ nhà. Điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ lao động nữ từ bỏ công việc do gánh nặng nuôi dậy con trẻ. Lĩnh vực giáo dục là mảnh đất nhiều phụ nữ có trình độ cao ưa thích làm việc. Do vậy, cần nâng cao khả năng tạo việc làm của ngành giáo dục thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo ngoài trường học một cách có hệ thống.

Tống Thùy Linh

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Dịch từ nguồn: Lee Chan-Young, “Increasing Female Employment and Implications”, Samsung Economic Research Institute, 10/2011.


Scroll To Top