I. Lực lượng lao động nữ phục hồi sau khủng hoảng
Thị trường lao động nữ Hàn Quốc đã đạt được sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng lao động nữ đã đạt mức 2,1% năm trong khoảng thời gian 2000-2007 và giảm nhanh trong năm 2009 do tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động bắt đầu tăng dần vào cuối quý 2 năm 2010. Một năm sau, vào quý 2 năm 2011, lần đầu tiên, tỷ lệ lao động nữ ở Hàn Quốc đã đạt con số 10 triệu. Mặc dù vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Hàn Quốc vẫn ở mức thấp hơn so với phụ nữ ở các quốc gia phát triển khác. Ở nhóm tuổi 15-64, chỉ có 54,5% phụ nữ Hàn Quốc tham gia thị trường lao động năm 2010, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 64,8% của OECD. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh thấp và tốc độ già hóa dân số cao sẽ dẫn tới thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm đối với Hàn Quốc là tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thị trường lao động.
Bản báo cáo này hướng tới phân tích: “Liệu xu hướng gia tăng lao động nữ sẽ tiếp tục như thế nào?”, và đưa ra các đề xuất: “Làm thế nào để tăng lao động nữ cả về chất lượng và số lượng?”
Trước tiên, chúng ta cùng xem xét các nhân tố trong sự tăng trưởng lao động nữ, các khía cạnh tuổi, ngành công nghiệp và giờ làm việc của lao động nữ dựa trên dữ liệu thô từ Bảng Điều tra Tham gia hoạt động kinh tế.
II. Yếu tố thúc đẩy lao động nữ tăng trưởng
1. Lao động nữ trong độ tuổi 50 tăng nhanh chóng
Lao động nữ ở tuổi 50 vẫn được duy trì trên thị trường lao động trong suốt thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu và có sự cải thiện rõ rệt trong năm 2010. Khi quá trình hồi phục khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, sự gia tăng ở lao động nữ độ tuổi 50 tăng không giống như lao động nữ ở các độ tuổi khác. Trong năm 2009, ngay sau khi khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nổ ra, 80.000 công việc được bố trí cho phụ nữ ở tuổi 50. Năm 2010, số lao động nữ ở lứa tuổi trung niên này đã tăng 120.000[1], chiếm tới 70-90% tốc độ tăng trưởng của lao động nữ Hàn Quốc. Chi tiết xin xem bảng dưới đây:
Bảng 1: Lực lượng lao động nữ theo độ tuổi
Đơn vị: 1.000 người
|
Tuổi 20
|
Tuổi 30
|
Tuổi 40
|
Tuổi 50
|
> 60 tuổi
|
Tổng
|
2008
|
2.051 (-45)
|
2.210 (-23)
|
2.669 (14)
|
1.714 (102)
|
1.123 (5)
|
9.874 (48)
|
2009
|
1.978 (-73)
|
2.105 (-105)
|
2.658 (-11)
|
1.794 (80)
|
1.132 (9)
|
9.772 (-102)
|
2010
|
1.946 (-32)
|
2.121 (16)
|
2.668 (10)
|
1.921 (127)
|
1.135 (3)
|
9.914 (142)
|
2011
|
1.916 (-45)
|
2.104 (-5)
|
2.697 (47)
|
2.005 (120)
|
1.128 (49)
|
9,977 (169)
|
Lưu ý: 1. Số liệu năm 2011 là số liệu quý đầu năm 2011.
2. Số liệu trong ngoặc đơn là sự tăng trưởng của lao động nữ hàng năm.
3. Số liệu không bao gồm lao động nữ từ 10-19 tuổi.
Nguồn: Thống kê Hàn Quốc
Qua bảng trên ta thấy, lao động nữ tuổi 50 luôn có sự gia tăng cao hơn lao động nữ ở mọi nhóm tuổi khác từ năm 2008 đến 2011. Sự gia tăng việc làm của phụ nữ trong độ tuổi 50 ở Hàn Quốc phần lớn xuất phát từ những thay đổi nhân khẩu học quốc gia. Bắt đầu từ năm 2010, dân số ở độ tuổi 50-59 đã tăng 100.000 hàng năm. Do đó, số lượng phụ nữ ở độ tuổi 50 vượt quá sự tăng trong số các độ tuổi khác.
2. Khự vực dịch vụ phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe tạo thêm nhiều việc làm
Trong các ngành công nghiệp, sản xuất, dịch vụ phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe, quản lý cơ sở kinh doanh và dịch vụ liên quan đều chứng kiến một sự gia tăng của lao động nữ. Ngay sau suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính toàn cầu, lao động nữ lần đầu tiên có sự gia tăng trong ngành sản xuất nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 2010, lần đầu tiên kể từ năm 2004, ngành sản xuất đã tạo ra 192.000 việc làm, trong đó 77.000 việc làm dành cho phụ nữ. Chi tiết có thể xem bảng dưới đây:
Bảng 2: Lao động nữ trong các ngành công nghiệp
Đơn vị: 1.000 người
Phân loại
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
Tổng
|
9.874 (48)
|
9.772 (-102)
|
9.914 (142)
|
9.977 (169)
|
Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Ngư nghiệp
|
783 (-29)
|
738 (-45)
|
683 (-55)
|
637 (3)
|
Sản xuất
|
1.270 (-37)
|
1.160 (-110)
|
1.237 (77)
|
1.283 (75)
|
Dịch vụ
|
7.628 (113)
|
7.694 (66)
|
7.816 (122)
|
7.889 (103)
|
- Bán buôn, bán lẻ, dịch vụ nhà ở và thực phẩm
|
3.063 (-30)
|
2.926 (-137)
|
2.882 (-44)
|
2.828 (-89)
|
- Giáo dục
|
1.191 (29)
|
1.233 (42)
|
1.209 (-24)
|
1.129 (-113)
|
- Phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe
|
634 (92)
|
774 (140)
|
923 (149)
|
1.044 (175)
|
- Quản lý cơ sở kinh doanh và hỗ trợ dịch vụ
|
406 (12)
|
407 (1)
|
439 (32)
|
479 (64)
|
Lưu ý: 1. Số liệu trong ngoặc đơn là sự thay đổi hàng năm.
2. Số liệu không bao gồm: dịch vụ công, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bất động sản, thuê nhà.
Nguồn: Thống kê Hàn Quốc
Với tốc độ già hóa dân số cao và một ngành công nghiệp dịch vụ tiên tiến được thúc đẩy bởi công nghệ thông tin, khu vực chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội, quản lý cơ sở kinh doanh và các ngành dịch vụ liên quan đã nâng cao khả năng tạo việc làm cho phụ nữ. Đặc biệt, liên tục từ năm 2009, dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe đã tạo hơn 100.000 việc làm mỗi năm.
Xu hướng gia tăng lao động nữ chỉ xuất hiện ở một số ngành dịch vụ ở Hàn Quốc. Vào giữa năm 2000, việc làm cho phụ nữ đều tăng ở hầu hết các ngành công nghiệp dịch vụ, nhưng lại giảm trong ngành sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng trên kết thúc nhanh chóng khi ngành dịch vụ trải qua tái cấu trúc các doanh nghiệp nhỏ trong bán buôn, bán lẻ, thực phẩm và xóa bỏ dịch vụ ở trọ. Gần đây, lao động nữ trong ngành giáo dục cũng bắt đầu suy giảm khi chính phủ khởi động chính sách giảm gánh nặng giáo dục tư nhân cho các hộ gia đình thông qua tăng cường giáo dục công.
Khả năng tạo việc làm của từng ngành công nghiệp khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lao động của từng nhóm tuổi. Do từng nhóm tuổi có sự khác biệt ưu tiên cho từng ngành công nghiệp, sự đi lên và đi xuống của ngành công nghiệp liên quan chặt chẽ tới sự tăng hoặc giảm lao động của từng nhóm. Ví dụ, phụ nữ độ tuổi 20 và 30 là những người có trình độ cao, thích làm việc trong ngành dịch vụ giáo dục. Phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 thích làm việc trong dịch vụ phúc lợi xã hội. Kết quả là, lĩnh vực giáo dục đánh mất năng lực tạo việc làm, kéo theo sự suy giảm lao động lứa tuổi 30. Khi ngành dịch vụ phúc lợi xã hội bắt đầu tăng trưởng, lao động lứa tuổi 40 và 50 cũng tăng theo.
Tống Thùy Linh
Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Dịch từ nguồn: Lee Chan-Young, “Increasing Female Employment and Implications”, Samsung Economic Research Institute, 10/2011.
[1] Số lượng trung bình năm được sử dụng theo số liệu năm 2011.