Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN TẠI HÀN QUỐC (Phần 2)

Đăng ngày:

Từ năm 2003, số người sắp có việc làm tăng nhanh và liên tục ở Hàn Quốc. Tình trạng trên vẫn xảy ra trong khoảng thời gian dài. Các dữ liệu gần đây cho thấy, ở nhóm tuổi 30 cũng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người sắp có việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp mở rộng (bao gồm những người sắp có việc làm - người thất nghiệp tiềm ẩn) cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chính thức. Hệ số giữa tỷ lệ thất nghiệp mở rộng so với tỷ lệ thất nghiệp chính thức tăng từ 1,6 (năm 2003) lên 2,1 (năm 2010). Chi tiết xin xem bảng 5 dưới đây:

Bảng 5. Sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp mở rộng (bao gồm người sắp có việc làm)

Đơn vị: %

 

Thanh niên

15-19 tuổi

20-24 tuổi

25-29 tuổi

UR

UR+

UR

UR+

UR

UR+

UR

UR+

2003

8,0

12,7

13,0

18,3

9,6

15,0

6,3

10,4

2004

8,3

13,4

14,1

18,2

9,9

16,0

6,5

11,0

2005

8,0

14,2

12,5

17,3

9,9

17,1

6,4

12,0

2006

7,9

15,4

10,4

14,0

9,9

19,0

6,5

13,4

2007

7,2

15,1

9,3

13,6

8,7

17,7

6,3

13,8

2008

7,2

15,8

10,2

14,3

9,2

19,6

6,0

14,1

2009

8,1

16,4

12,3

17,5

9,5

19,4

7,1

14,9

2010

8,0

16,7

11,9

16,4

9,5

20,7

7,0

14,7

Lưu ý: UR là tỷ lệ thất nghiệp, UR+ là tỷ lệ thất nghiệp mở rộng.

Nguồn: Dữ liệu thô từ Điều tra dân số tham gia hoạt động kinh tế, Thống kê Hàn Quốc

Kết quả cho thấy, khi điều kiện kinh tế trở nên xấu đi, số lượng người thất nghiệp lại biến đổi ngược so với nền kinh tế. Nguyên nhân là số người chuẩn bị có việc làm dịch chuyển theo hướng cùng chu kỳ[1]. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, thanh niên thường lựa chọn trở thành người sắp có việc làm với kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm khi điều kiện kinh tế tốt hơn. Mặt khác, khi nền kinh tế xấu đi, thanh niên có xu hướng nhận bất kỳ công việc sẵn có. Họ lo ngại cơ hội việc làm càng ít hơn khi nền kinh tế tiếp tục suy thoái. Vì vậy, chiều biến đổi của số người thất nghiệp và người sắp có việc làm sẽ đi theo hướng ngược lại. Thanh niên là đối tượng ít chịu ảnh hưởng nhất từ các nhân tố mang tính chu kỳ.

 

Hình 2. Sự thay đổi trong tình hình kinh tế và xu hướng thất nghiệp của thanh niên

CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN TẠI HÀN QUỐC (Phần 2)

 

2. Cải cách đầu vào thị trường lao động

Như đã phân tích ở trên, cốt lõi trong vấn đề việc làm của thanh niên Hàn Quốc thể hiện ở hai điểm là tỷ lệ có việc làm thấp và thời gian dài chờ đợi việc làm lâu.

Ở Hàn Quốc, vấn đề trong việc làm của thanh niên không phải là thiếu việc làm mà có thể là sự thất bại trong việc chuyển đổi từ nhà trường-công việc. Đây là hậu quả của sự không ăn khớp giữa đào tạo và thị trường lao động. Ngày càng có nhiều thanh niên vào trường đại học, số lượng thanh niên có trình độ cao tăng nhanh sau đó. Tuy nhiên, cấu trúc cung ứng lao động trên không tương thích với cấu trúc nghề nghiệp của nền kinh tế Hàn Quốc. Kết cục là xuất hiện sự không phù hợp giữa cung và cầu trong thị trường lao động. Cũng do sự cạnh tranh quá mức trong tìm kiếm một số ít công việc chất lượng cao, ngày càng có nhiều thanh niên Hàn Quốc đầu tư tiền bạc và thời gian không hiệu quả để xây dựng “spec” (sự đầu cơ). Đây là một thuật ngữ mới được tạo ra, chỉ nghề nghiệp và trình độ học vấn ở Hàn Quốc, đề cập tới một hiện tượng xã hội đang xảy ra trong giảng đường đại học. Các sinh viên sắp tốt nghiệp cạnh tranh quyết liệt để nhận được càng nhiều chứng chỉ càng tốt. Theo họ, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt của họ so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, bản thân các sinh viên này lại thiếu quan tâm tới nghề nghiệp hoặc mục tiêu chính họ thực sự muốn theo đuổi.

Nếu đây là bản chất của vấn đề việc làm của thanh niên, giải pháp đưa ra sẽ đơn giản hơn, thông qua việc cung cấp cho họ các công việc làm thêm. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quan điểm trung và dài hạn với các giải pháp ứng phó mang tính cấu trúc cần.

Trong số các giải pháp trên, điều cốt yếu là phải đẩy mạnh để cải cách cấu trúc cung ứng lao động, nhằm đảm bảo nhu cầu của lực lượng lao động. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống giáo dục cần được cải cách, bao gồm việc tái cơ cấu các đại học không đủ năng lực. Ngoài ra, các giải pháp cần thiết nhằm tăng tỷ lệ việc làm chất lượng cao thông qua nâng cấp toàn bộ thị trường lao động, như: (1) thu hẹp khoảng cách giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, (2) phát triển ngày công nghiệp dịch vụ.

Các hoạt động tuyển dụng hiện tại như bài kiểm tra tuyển dụng cần được chuyển đổi theo định hướng nghề nghiệp để khuyến khích tầng lớp thanh niên tập trung đầu tư theo hướng hiệu quả hơn. Cụ thể, cần nỗ lực thay đổi đầu vào thị trường lao động theo hướng sau: 1) Tăng cường cơ hội cho học sinh tốt nghiệp cấp 3 nhằm giảm sự dư thừa trong đào tạo, 2) Xoá bỏ các kỳ thi tuyển dụng trong khu vực công và cộng điểm nghề nghiệp cho các ứng viên nhằm khuyến khích phát triển các năng lực, 3) Thúc đẩy tinh thần kinh doanh và phát triển một hệ thống hỗ trợ nhằm khích lệ xây dựng một dự án kinh doanh sáng tạo (do một cá nhân điều hành) và giúp đỡ trong việc thanh toán, 4) Khởi xướng các chính sách hỗ trợ khác nhau như phân tích và truyền bá các thông tin đa dạng về thị trường lao động, cung cấp cho người tìm việc các cơ hội trải nghiệm khác nhau (các việc làm tại chỗ), sử dụng hệ thống sinh viên thực tập như một quá trình đánh giá và tuyển dụng.

Tống Thùy Linh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Lược dịch từ nguồn: Sookyeong Hwang (Korea Development Institute), “Improving Employability of The Marginal Groups”, Direction of Youh Employment Policy, Studies on Policies for Korea’s Social Cohesion, 4/2014.


Scroll To Top