Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TƯƠNG LAI VIỆC HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP GIỮA EU VÀ HÀN QUỐC (Phần 3)

Đăng ngày:

Châu Âu có một lợi thế cạnh tranh trong việc khám phá tri thức khoa học, nhưng vẫn còn tương đối yếu trong thương mại hóa. Mặt khác, Hàn Quốc tự hào có một hệ thống sáng tạo cho phép tiết kiệm chi phí lớn trong sản xuất. Theo đó, kiến thức sâu rộng của châu Âu về khoa học và hiệu quả thương mại của Hàn Quốc có thể tạo ra cơ hội hợp tác win-win (nghĩa là cả hai bên cùng thắng).

Vào tháng Tám năm 2013, Samsung Electronics và Cheil Industries, một công ty dệt may và vật liệu hóa chất liên kết của Tập đoàn Samsung, mua Novaled, sản xuất vật liệu OLED của Đức 260.000.000 €. Ngành công nghiệp màn hình hiển thị của châu Âu là một ví dụ,  dù chưa phát triển đáng kể nhưng có rất nhiều công ty "nhỏ nhưng mạnh”  ở châu Âu đã xây dựng một mô hình kinh doanh thành công với các công nghệ nguồn như Novaled. Công ty của Anh ARM là một ví dụ điển hình; hàng triệu bộ vi xử lý ứng dụng cho điện thoại thông minh được sản xuất dựa trên kiến ​​trúc ARM, bao gồm cả điện thoại thông minh của Samsung và máy tính bảng.

Trong khi sức mạnh của Hàn Quốc nằm trong sản xuất, khả năng cạnh tranh của châu Âu bao gồm một lực lượng lao động tài năng và sáng tạo, nền tảng công nghiệp vững chắc, phát triển mạnh mẽ của công nghệ nguồn và một vị trí thống lĩnh trong tiêu chuẩn quốc tế.[1] Đặc biệt, châu Âu đã cho thấy hiệu suất mạnh mẽ trong tiêu chuẩn hóa quốc tế dựa trên kiến thức rộng lớn về công nghệ đã được phát triển trong một thời gian dài.

Các chính sách khác của các nước châu Âu cũng có thể là mô hình cho Hàn Quốc. Châu Âu đã mở rộng xuất khẩu hàng hóa như thực phẩm, dệt may, đồ da, đồ gỗ, mỹ phẩm và đồ trang sức bằng cách truyền cho họ với nhiều sáng tạo, bao gồm thiết kế và nâng cấp hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, châu Âu đang cố gắng để thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước và thu hút người tiêu dùng bên ngoài thông qua du lịch.

Châu Âu không chỉ theo đuổi tăng trưởng về số lượng mà còn nỗ lực để cải thiện chất lượng. Điều này bao gồm đối phó với biến đổi khí hậu và giải quyết các vấn đề xã hội như cải thiện chất lượng cuộc sống và các vấn đề liên quan đến giáo dục như giáo dục suốt đời.

Hiện nay, các nước trên thế giới vẫn đang phải vật lộn để thoát ra khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vốn được gây ra do sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008. Trong tình hình đó, Hàn Quốc và châu Âu cần phải tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới dựa trên thế mạnh của cả hai bên. Điều đó có  thể bao gồm khoa học và công nghệ, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, việc làm, giáo dục và đổi mới. Như những gì bài viết này đề cập , chính sách kinh tế trong tương lai nên tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như thúc đẩy nền kinh tế. Việc EU vốn là thị trường phát triển chính của thế giới và kinh nghiệm của Hàn Quốc vốn là một thị trường mới nổi xuất sắc có thể thiết lập một mô hình mới cho hợp tác kinh tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chất lượng.

Khoa học, công nghệ và sản xuất phục vụ như là một nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chất lượng. Sự hội tụ giữa khoa học và công nghệ của EU với các công nghệ sản xuất của Hàn Quốc có thể dẫn đến một sự phục hưng trong sản xuất. Trong khi các thuộc tính quan trọng của công nghệ trong quá khứ là sự ổn định, thuận tiện, hiệu quả thì tiềm năng phát triển trong tương lai, hiện tại và tương lai đòi hỏi hai bên phải thêm các khía cạnh như tính bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Về việc cải thiện khả năng cạnh tranh không chi phí trong sản xuất, sự hợp tác Hàn Quốc - Châu Âu có thể diễn ra trong hai lĩnh vực gồm ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm cả điện tử, bán dẫn, ô tô, hóa chất, máy móc và ngành công nghiệp công nghệ khai phá như các công nghệ mới và ngành công nghiệp kinh doanh mới. Trong ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao, hợp tác là cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa và sự tiến bộ của chuỗi giá trị bằng cách mở rộng cơ cấu công nghiệp hiện có, tập trung vào sản xuất và lắp ráp, tập trung vào R & D (từ viết tắt của việc nghiên cứu và phát triển), đổi mới, thiết kế, tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Cuối cùng, Hàn Quốc nên học hỏi kinh nghiệm của châu Âu trong các hệ thống đổi mới. Trong khi Hàn Quốc cần phải tăng cường khả năng của mình trong các lĩnh vực như thiết kế, kỹ thuật và R & D, sản xuất và lắp ráp trước thì các cường quốc công nghiệp ở châu Âu đã phát triển khá lâu ở những khu vực này. Hiện nay, sự hợp tác giữa các nước lớn ở châu Âu và Hàn Quốc là cần thiết cho việc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực có thể được thực hiện chỉ bằng cách "vừa học vừa làm". Theo đó, các công ty Hàn Quốc có thể hình thành các cụm với ngành công nghiệp ô tô Đức, ngành công nghiệp sáng tạo của Vương quốc Anh và nghiên cứu ngành công nghiệp hệ thống của Pháp.

Hàn Quốc và châu Âu là trên cùng một chặng đường trong đó ngành công nghiệp công nghệ khai phá chính là trung tâm của chính sách công nghiệp của họ. Châu Âu đang xây dựng chiến lược phát triển công nghệ tập trung vào công nghệ dựa trên nền tảng của chiến lược phát triển "châu Âu năm 2020" và sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với công nghệ các-bon thấp.  Châu lục này cũng đang thực hiện một "Chiến lược năng lượng và công nghệ" để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong công nghệ các-bon thấp. Chiến lược cho ngành công nghệ năng lượng là công nghệ năng lượng tám các-bon thấp bao gồm cả năng lượng sinh học, việc thu carbon dioxide, lưới điện thông minh, tế bào nhiên liệu hydro, năng lượng hạt nhân thế hệ thứ tư, thành phố thông minh, năng lượng quang điện và năng lượng gió. Do ngành công nghiệp công nghệ khai phá của châu Âu trùng khớp với những ngành công nghiệp được coi là động cơ tăng trưởng mới của chính phủ Hàn Quốc nên ngành công nghệ tương lai, việc gia nhập các dự án R & D, tiêu chuẩn hóa và xâm nhập vào các thị trường các nước thứ ba là lĩnh vực đầy hứa hẹn cho sự hợp tác này. Mặc dù tác động của FTA Hàn Quốc - EU đã được giới hạn trong ba năm qua nhưng việc hợp tác công nghiệp giữa hai bên là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng lẫn nhau từ một quan điểm dài hạn.

Người lược dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Theo nguồn: http://www.seriworld.org/16/qt_Section_list.html?mncd=0305&dep=5&pub=20130422&year=2013&pubseq=340

 



[1] EU có thể nhận được tối đa 28 phiếu bình chọn trong việc quyết định các tiêu chuẩn quốc tế, mỗi quốc gia có một phiếu bầu. Kết quả là, các nước EU có chút lợi thế so sánh trong xuất bản tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình.

 


Scroll To Top