TƯƠNG LAI VIỆC HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP GIỮA EU VÀ HÀN QUỐC (Phần 1)
Đăng ngày:
Thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 chứng kiến châu Âu trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Trong quý đầu tiên của năm 2013, cộng đồng chung Châu Âu trải qua quý thứ sáu liên tiếp của tăng trưởng âm trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nó tăng 12,1 %. May mắn thay, các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã trở lại tăng trưởng trong quý thứ hai, tăng 0,3 % nhờ 0,7 % tăng trưởng của Đức (quốc gia chiếm 28 % tỷ trọng nền kinh tế khu vực châu Âu). Vương quốc Anh cũng cho thấy khả năng tăng trưởng tốt hơn so với dự kiến do hiệu suất mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, vài người cũng hy vọng nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong dài hạn. Khả năng phục hồi kinh tế vẫn còn ảm đạm và chỉ tập trung chủ yếu ở một vài nền kinh tế lớn như Đức. Về mặt lao động, số lượng người thất nghiệp giảm nhẹ trong tháng bảy nhưng vẫn chưa đủ khôi phục nhu cầu trong nước. Những nước bị gánh chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đang phải chứng kiến nền kinh tế sụt giảm và nợ công gia tăng. Với chinh sách tài khóa thắt chặt và cuộc khủng hoảng về tín dụng, một sự phục hồi mạnh mẽ được cho là khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Hiện tại, nền kinh tế EU là chỉ đạt 93 % mức độ của châu lục này trong quý IV năm 2007.Điều này phản ánh khó khăn mà các nước châu Âu phải trải qua trong việc khắc phục cú sốc do khủng hoảng kinh tế. Trong khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã diễn ra trong vòng bốn năm qua, kịch bản xấu nhất về “sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung châu Âu" đã được ngăn chặn bằng phản hồi tích cực[1] của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Việc tâm lý nhà đầu tư được cải thiện đã đẩy lãi suất của Ý và trái phiếu 10 năm chính phủ của Tây Ban Nha giảm từ 7 % xuống còn 4% và giúp phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng và giá cổ phiếu phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại vốn là kết quả kết hợp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng ngân hàng và sự suy giảm của nền kinh tế thực[2]. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu giảm dần nới lỏng định lượng của nó và bất ổn chính trị ở một số nước leo thang, tình hình ở khu vực châu Âu có khả năng xấu đi hơn nữa. Một số người bi quan cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội có thể nổ ra tại Châu Âu, trừ khi tỷ lệ thất nghiệp cao và suy thoái kinh tế được giải quyết sớm. Cũng có người lo ngại rằng, châu Âu có thể phải chịu một "thập kỷ mất mát" như đối với nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990. Chủ tịch Jens Weidmann của Ngân hàng Trung ương Đức cho biết, khu vực châu Âu cần ít nhất 10 năm để vượt qua khủng hoảng. Ủy ban châu Âu cho rằng khôi phục hoàn toàn nền kinh tế châu Âu về mức độ như trước khủng hoảng tài chính sẽ là một nhiệm vụ khó khăn. Điều này là do việc phục hồi đầy đủ yêu cầu của nền kinh tế châu Âu để đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2 % hoặc hơn, trong khi tăng trưởng kinh tế tiềm năng chỉ khoảng 1 %, có nghĩa là việc phục hồi lại cho sự mất mát sẽ là không khả thi. Mặt khác, một số người lạc quan cho rằng, thời gian phục hồi kéo dài là một cơ hội để củng cố lại những nguyên tắc cơ bản về kinh tế đã xấu đi kể từ khi áp dụng đồng tiền chung châu Âu. Trong hoàn cảnh này, các nền kinh tế châu Âu cần tăng cường nền tảng kinh tế của họ và thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng để ngăn chặn một "thập kỷ mất mát". Để tránh một cuộc suy thoái kinh tế dài hạn, IMF khuyến cáo châu Âu giải quyết vấn đề của ngân hàng "zombie"[3] , trong khi các nước OECD đã và đang kêu gọi cần thực hiện nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách của châu Âu nhận thấy rằng việc phát triển sản xuất chính là cách để thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. EU dự định tăng tỷ lệ sản xuất trong GDP từ 15 % đến 20 % vào năm 2020. Khi xem xét tình hình hiện nay, các sáng kiến như "châu Âu năm 2020" [4] và chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất có thể bị mất động cơ lái phương hướng nếu không có sự tham gia tích cực của các nước thành viên EU. Trong bối cảnh này, vai trò của ba nước lớn như Đức, Pháp và Anh là quan trọng hơn bao giờ hết. Trong năm 2012, nền kinh tế của họ kết hợp chiếm gần một nửa tổng sản phẩm trong nước của EU. Theo đó, năng lực cạnh tranh công nghiệp của châu Âu trong thị trường toàn cầu được xác định bởi những gì mà ba nước lớn này thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các nước châu Âu tụt hậu phía sau không chỉ có Mỹ và Nhật Bản mà còn sau một số nước mới nổi đầy quyền lực công nghiệp trong ngành sản xuất. Kết quả là, khoảng cách đang ngày càng nới rộng giữa ba nước lớn trong hoạt động kinh tế của họ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi Đức thuận buồm xuôi gió do khu vực sản xuất phát triển mạnh mẽ của mình và nhờ vào việc cải cách thị trường lao động, vị trí của Pháp trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp do khả năng cạnh tranh bị suy yếu. Anh cũng đang nỗ lực vượt qua khủng hoảng nhưng vẫn cần phải nâng cao sản xuất khả năng cạnh tranh và đảm bảo động cơ tăng trưởng trong tương lai để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Ở phía bên kia của địa lục châu Âu, Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và Nhật Bản và cần phải theo đuổi một nền kinh tế sáng tạo và đổi mới hơn. Châu Âu, châu lục vốn sở hữu công nghệ nguồn và khả năng cạnh tranh văn hóa có thể là một đối tác thích hợp cho Hàn Quốc. Đối với trường hợp của Châu Âu, chính sách "đổi mới mở cửa" với đối tác toàn cầu có thể hỗ trợ chiến lược tăng trưởng dài hạn và những nỗ lực để tăng cường sản xuất. Trong bối cảnh này, đây chính là thời điểm thích hợp để Hàn Quốc và nền kinh tế lớn của châu Âu theo đuổi việc hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp vì lợi ich của đôi bên. Pháp được biết đến rộng rãi với sản phẩm rượu vang và hàng hóa sang trọng nhưng vẫn mong muốn giữ vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành công nghiệp khác. Hàng không là ngành công nghiệp số 1 của đất nước này, nó chiếm 11% tổng số xuất khẩu của quốc gia như năm 2011 và góp phần tuyển dụng hơn 250.000 người lao động trực tiếp và gián tiếp. Trong lĩnh vực ô tô, Pháp là nước châu Âu đầu tiên sản xuất xe thương mại và ngày nay đất nước này tự hào có nhà sản xuất xe hơi toàn cầu và các nhà sản xuất thành phần cũng như các tổ chức nghiên cứu có ý nghĩa và các nhóm liên kết chuyên về đổi mới - sáng tạo. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của Pháp được đánh dấu trong các ngành công nghiệp trọng điểm, có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và liên kết giữa các ngành công nghiệp. Chính phủ Pháp đã đẩy mạnh các chính sách để bảo đảm độc lập năng lượng từ những năm 1950 và có ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân mạnh nhất ở châu Âu. Pháp cũng đứng thứ hai trong ngành công nghiệp đường sắt giữa các nước châu Âu. Trong lĩnh vực hóa chất và nguyên liệu thô, Pháp đứng thứ hai châu Âu và thứ năm trên thế giới, với doanh thu hàng năn là 120.000.000.000 € . Khả năng cạnh tranh mạnh mẽ công nghiệp của Pháp có thể do một số yếu tố, bao gồm cả vị trí của nó ở trung tâm châu Âu, thị trường nội địa rộng lớnvà lợi thế động lực đầu tiên của nó. Yếu tố quan trọng nhất để phân biệt Pháp là hệ thống nghiên cứu cơ bản đẳng cấp thế giới của nó được hỗ trợ bởi chính phủ hỗ trợ chủ động. Sau Thế chiến thứ II, Pháp tập trung vào việc thúc đẩy khoa học và công nghệ cây nhà lá vườn dưới thời Tổng thống de Gaulle. Hơn 40 % tổng số đầu tư nghiên cứu và phát triển (dưới đây viết tắt là R & D) tại Pháp đến từ chính phủ. Trong năm 2011, chi tiêu chính phủ Pháp dành cho lĩnh vực R & D lên tới 2,24 % GDP. Có 393.000 nhà nghiên cứu thường trú tại Pháp, với 166.400 làm việc trong các viện nghiên cứu công cộng, bao gồm cả các viện nghiên cứu trường đại học liên kết. Hệ thống nghiên cứu cơ bản của Pháp chủ yếu được điều hành bởi hai tổ chức, Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu (MESR) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS). Cơ quan MESR với giáo dục cấp đại học và các hoạt động nghiên cứu, phản ánh tầm quan trọng của chính phủ Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Hệ thống nghiên cứu cơ bản của Pháp trải qua bốn giai đoạn: 1) phác thảo, 2) chuẩn bị, 3) nghiên cứu và 4) đánh giá. Các tổ chức chính phủ, bao gồm Cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp (ANR) [5] liên quan chặt chẽ vớitất cả các giai đoạn. Cho đến nay, CNRS đã tạo ra các công trình khoa học đoạt đuợc 18 giải Nobel và giành được 11 huy chương Field (tức là "Huy chương quốc tế dành cho các hám phá nổi bật "). Trong năm 2009, CNRS đã trở thành viện châu Âu đầu tiên có tên trong 10 viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về bằng sáng chế của Mỹ. CNRS duy trì một mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên với bên ngoài để khám phá và thực hiện các dự án nghiên cứu nhằm đáp ứng với nhu cầu kinh tế và xã hội, và đầu tư trong việc hình thành mối quan hệ hợp tác với các trường đại học. Thật sự nhiều nhà nghiên cứu của CNRS đã phục vụ như người đối thoại giữa các ngành công nghiệp, học viện và các viện nghiên cứu tiến hành nghiên cứu với các viện nghiên cứu trực thuộctrường đại học và các công ty. CNRS cũng thúc đẩy khả năng , giúp tạo ra công ăn việc làm, mở rộng chuyển giao công nghệ và khám phá dự án nghiên cứu mới. Từ năm 1999, trung tâm có khuyến khích các nhà nghiên cứu của mình bắt đầu kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu của họ, dẫn đến việc bùng nổ khoảng 600 động cơ sáng tạo. Tuy nhiên, có ý kiến rộng rãi rằng, Pháp thiếu các công nghệ khoa học ứng dụng mặc dù đã có các nhà nghiên cứu cao tầm cỡ, những thành tựu trong nghiên cứu cơ bản và cơ sở công nghiệp mạnh mẽ. Thiếu hụt của nó trong khoa học ứng dụng đã dẫn đến thị phần thấp trong thị trường cổ phiếu và yếu kém trong cán cân tài khoản vãng lai. Thặng dư tài khoản hiện tại của Pháp là cao nhất trong khu vực châu Âu trong những năm 2000, nhưng nó trở nên xấu đi trong năm 2004 và bị thâm hụt lớn nhất trong khu vực châu Âu vào năm 2012. Trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Âu bắt đầu từ năm 2010, Pháp không phải là một ngoại lệ trong việc gánh chịu hậu quả do tăng trưởng kinh tế thấp. Trong hoàn cảnh này, chính phủ Pháp đã thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng sâu. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là thắt lưng buộc bụng trong giáo dục đại học và nghiên cứu, lĩnh vực mà trong đó việc phân bổ ngân sách tăng cao trong 5 năm qua. Mặc dù nghiên cứu cơ bản là một nền tảng của nghiên cứu ứng dụng nhưng nó nhận được hoạt động tài trợ ít hơn vì ngành này không được kết nối trực tiếp đến thương mại hóa. Theo đó, vai trò của chính phủ chủ động hỗ trợ nghiên cứu cơ bản sẽ tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo. Ngoài ra, để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault quay sang nhờ Louis Gallois, Tổng giám đốc của Công ty Quốc phòng và Vũ trụ hàng không châu Âu (EADS) đề xuất các khuyến nghị. Louis Gallois xác định những đóng góp phúc lợi cao và các quy định như thủ phạm chính đằng sau khả năng cạnh tranh suy giảm và đề nghị 22 biện pháp cải cách. Tóm lại, Pháp có lợi thế cạnh tranh trong khoa học cơ bản bao gồm cả khoa học sinh học, vật lý và hóa học dựa trên hệ thống nghiên cứu cơ bản vững chắc của nó. Do đó, nếu chiến lược của chính phủ nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia được thực hiện, các ngành công nghiệp của Pháp sẽ có thể chứng minh khả năng của mình trong thị trường toàn cầu. Tháng ba năm nay, Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu và Giáo dục đại học của Pháp Geneviève Fioraso đã viếng thăm Hàn Quốc. Bà cho biết sức mạnh của Pháp nằm trong nghiên cứu cơ bản trong khi Hàn Quốc là nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng[6].Theo đó, các viện nghiên cứu của Hàn Quốc có thể cải thiện khả năng của mình trong nghiên cứu cơ bản bằng việc trao đổi nhân viên và các chương trình hợp tác nghiên cứu với các đối tác Pháp của họ. Người lược dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Theo nguồn: http://www.seriworld.org/16/qt_Section_list.html?mncd=0305&dep=5&pub=20130422&year=2013&pubseq=340 [1] Trong đó, chính sách chủ yếu được dùng ở đây là hoạt động tái cấp vốn dài hạn (viết tắt là LTRO) và giao dịch tiền tế công khai (viết tắt là OMT). [2] Cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tạo ra phản hồi tiêu cực do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kết hợp với cuộc khủng hoảng ngân hàng và sự suy thoái trong nền kinh tế thực. [3] Ngân hàng zombie (tạm dịch là ngân hàng thây ma biết đi) là ngân hàng có giá trị ròng nhỏ hơn zero, (ii) hoặc tổng tài sản nợ lớn hơn tổng tài sản, (iii) hay ngân hàng nào đó mà tất cả vốn góp – vốn đăng ký không còn nữa nhưng vẫn được (chính phủ hỗ trợ) cho phép hoạt động. [4] EU đã theo đuổi chính sách"châu Âu năm 2020" từ năm 2010 để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và việc làm [5] Cơ quan L'Agence Nationale de la Recherche tương đương với Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Hàn Quốc. [6] Bài viết “Pháp, một nước có sức mạnh về khoa học Công nghệ , muốn hợp tác với Hàn Quốc trong ngành hàng không và không gian” đăng trên báo JoongAng Daily vào ngày 10/3/2013.
Chiến lược cho một dự án nghiên cứu được xác định trong giai đoạn phác thảo. Trong giai đoạn chuẩn bị, chủ thầu quỹ nghiên cứu, bao gồm cả ANR, phân công nhiệm vụ và phân bổ kinh phí tham vấn với các viện nghiên cứu và các viện alliances. Cơ quan nghiên cứu và các tổ chức giáo dục đại học thực hiện giai đoạn thứ ba, và Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục đại học và các tổ chức khác đánh giá
kết quả cuối cùng. Đồng thời, chính phủ Pháp khuyến khích các viện nghiên cứu để hình thành liên minh để thúc đẩy hợp tác công-tư, giảm thiểu tác động bất lợi đến từ các mô hình chính phủ chỉ đạo và tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các viện nghiên cứu.
CNRS là một viện nghiên cứu công cộng lớn ở Pháp được quản lý và giám sát bởi MESR. Khoảng 20 % ngân sách R & D của Pháp được dành riêng cho CNRS. Vào năm 2013, con số này lên đến 3,4 tỷ €.Với tư cách là viện nghiên cứu đa ngành hàng đầu của quốc gia, các dự án nghiên cứu của mình được thực hiện bởi 34.000 nhà nghiên cứu trong 10 viện nghiên cứu với 1.100 đội.