VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HÀN QUỐC
Đăng ngày:
Theo Kookmin Ilbo, một tờ báo thuộc chính phủ Hàn Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ loại bỏ hệ thống phân loại người khuyết tật hiện tại nhằm tiến hành cải cách, đơn giản hóa hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật trong năm 2014. Tiếp theo, chính phủ tạm dừng việc mở rộng các dịch vụ cho người khuyết tật theo hướng cải tiến đơn giản. Theo giải thích từ phía chính phủ, điều này sẽ đáp ứng nguyện vọng của người khuyết tật bằng cách xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhóm đại diện cho người khuyết tật đã chỉ trích quyết định trên, coi đây là một sự thất hứa từ phía chính phủ và yêu cầu chính phủ cam kết xóa bỏ đồng thời hệ thống đánh giá khuyết tật. Tháng 4/2013, Bộ Y tế và Phúc lợi đã thiết lập một Lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật công-tư. Theo lực lượng này, vào năm 2014, chính phủ sẽ đơn giản hóa hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật bằng cách giảm từ 6 mức độ xuống 2 mức là “nhẹ” và “nặng”; hệ thống sẽ được hoàn toàn xóa bỏ vào năm 2017. Tháng 5/2013, Ủy ban xem xét các chính sách của người khuyết tật đã quyết định hủy bỏ hệ thống đánh giá mức độ khuyết tật trong một dự án của chính phủ. Tuy nhiên, ngân sách dịch vụ của Bộ Y tế và Phúc lợi đã được thông qua ngày 1/1/2014 chỉ bao gồm các khoản chi tiêu cần thiết để duy trì dịch vụ hỗ trợ ban đầu và lương hưu hiện tại cho người khuyết tật. Phần ngân sách bổ sung sau cũng không có kinh phí thêm để hỗ trợ cho việc đơn giản hóa hệ thống đánh giá khuyết tật. Hệ thống đánh giá khuyết tật hiện tại bao gồm 6 mức độ, nhưng các phúc lợi như lương hưu cho người khuyết tật chỉ áp dụng cho người thuộc mức độ 1-3, trong khi đó, yêu cầu kiểm tra trình độ cho các hoạt động hỗ trợ chỉ áp dụng với người thuộc mức độ 1-2. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa sẽ phân làm 2 hạng mục: khuyết tật nặng (mức độ 1-3) và khuyết tật nhẹ (mức độ 4 -6). Việc cải tiến theo hướng đơn giản sẽ mở rộng hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật mức độ “nặng”. Việc bổ sung mức độ 3 trong hạng mục này sẽ mở rộng phúc lợi cho 43.000 người, tương đương 17% số người khuyết tật. Năm 2013, các nhà hoạt động người khuyết tật bắt đầu một chiến dịch kêu gọi bãi bỏ hệ thống đánh giá do những thiếu sót của hệ thống trên. Những người phản đối cho rằng, hệ thống hiện tại không công bằng vì từ chối các phúc lợi hỗ trợ bắt buộc, trong đó yêu cầu tài sản của người giám hộ đi kèm với trẻ được hỗ trợ (không phân biệt tuổi tác) và các cá nhân được phân loại định kỳ từ chối hỗ trợ cho người khó khăn. Ví dụ, trong các khoản mục hỗ trợ bắt buộc, bố mẹ có tài sản bắt buộc hỗ trợ con cái và người con (khuyết tật) sẽ không được quyền hưởng bảo đảm thất nghiệp[1]. Gyeong-seok Park, một đại diện cho Công đoàn kêu gọi xóa bỏ sự phân biệt đối xử người khuyết tật phản đối quyết định trên. Ông cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng, chính phủ đang bắt đầu với ý tưởng hoặc tổ chức lại hệ thống đánh giá thành 2 mức độ trong năm nay, nhưng chính phủ đã không thực hiện cam kết vì không đảm bảo ngân sách bổ sung cần thiết cho hệ thống đánh giá đơn giản hóa. Mở rộng dịch vụ là một vấn đề khác. Các hiệp hội người khuyết tật phản đối quyết định của chính phủ. Ngay cả khi việc đơn giản hóa hệ thống phân loại đã được thực hiện theo kế hoạch, việc mở rộng “mức độ khuyết tật nặng” không bao giờ được xác định”. Việc cải cách trên làm dấy lên lo ngại về tính khả thi của việc hủy bỏ hệ thống đánh giá khuyết tật vào năm 2017. Năm 2014, Bộ Y tế và Phúc lợi bảo đảm chi 1 tỷ won để triển khai một nghiên cứu và phát triển một mô hình về việc hủy bỏ hệ thống phân loại. Chính phủ cho rằng: “Đây là bằng chứng thể hiện quyết tâm của chính phủ giải quyết vấn đề”, trong khi đó, cộng đồng người khuyết tật bày tỏ hoài nghi cho rằng, việc hủy bỏ đã được đề cập từ năm 2011, đây là năm thứ tư chính phủ lại tiếp tục xoay quanh điểm bắt đầu, xây dựng các ủy ban và thực hiện nghiên cứu”. Người dịch: Tống Thùy Linh Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Nguồn: Bài viết “Government Scraps Plan to Simplify Disability Rating System” của Ekaterina Mozhaeva, đăng ngày 20/1/2014 tại http://www.humanrightskorea.org/2014/government-scraps-plan-to-simplify-disability-rating-system/ [1]. Son Jun-hyun (2013), “Disabled people defy categorization” tại http://english.hani.co.kr/arti/english_edition/e_national/613933.html