Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC TIÊN TIẾN (Phần 2)

Đăng ngày:

2. Thiết kế và đo lường các chỉ số tiên tiến của SERI

Các chỉ số về quốc gia tiên tiến gồm 4 nhóm: Đầu tiên, 7 nhân tố then chốt được chia làm 2, mỗi phần gồm 5 hạng mục được đo bằng 2 đến 5 biến. Mỗi phần trong 5 hạng mục bao gồm các đặc tính liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và ý chí quốc gia. Các biến được lấy từ số liệu thống kê, điều tra của các cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế hàng đầu thuộc 30 nước thành viên OECD.

Các chỉ số về sự tiên tiến của SERI

Nhân tố

Phần

Phân loại

 

 

 

Sự năng động

Động lực tăng trưởng

Sự ôn định chính trị

 

Đổi mới tổ chức

Tiên tiến trong công nghệ

 

Nguồn nhân lực

Sức mạnh tăng trưởng của doanh nghiệp

Linh hoạt xã hội

Đại diện chính trị

Động cơ thúc đẩy kinh tế

Mức độ phân phối thu nhập

Cơ hội giáo dục

Triển vọng tăng trưởng kinh tế

 

 

 

Niềm tự hào

 

Lòng tự trọng

 

Quyền lực cứng

 

Quyền lực mềm

Hiệu suất cá nhân nổi bật

Quyền lực toàn cầu của các tập đoàn

Tự hào của người dân

 

Hy vọng

Tầm nhìn chính trị

Thành công về kinh tế

Hội nhập xã hội

Bản sắc văn hóa

Sự tin tưởng của người dân

 

 

Tính tự chủ

 

Động cơ

Tham gia chính trị

Sức mạnh kinh tế

Cơ hội công bằng

Học hỏi từ những thất bại

 

Sự linh hoạt

Phân quyền trong ra quyết định

Phân quyền trong chính trị

Tự chủ trong hoạt động kinh tế

 

Cân bằng vùng

 

Đối thoại xã hội

 

Giao tiếp

 

 

 

 

Tính sáng tạo

 

Tư duy sáng tạo

Nghiên cứu và phát triển cơ bản

 

Đổi mới giáo dục

 

Khả năng hội tụ

 

Hỗ trợ

thể ché

 

Nền tảng

văn hóa

Môi trường cho quyền sở hữu trí tuệ

 

Đầu tư công nghệ

 

Bằng sáng chế

 

Dịch vụ kinh doanh

 

Văn hóa doanh nghiệp

 

Chất lượng của các quy định

 

 

 

Sự tương hỗ

 

Thực hiện lợi ích cho người dân

 

Tin tưởng vào chính trị

 

Trình tự thương mại công bằng

 

Tin tưởng vào hệ thống pháp luật

Trách nhiệm nặng nề của tầng lớp quý tộc

 

 

Tuân thủ

luật pháp

 

Quan tâm tới mọi người

 

Trật tự công dân

Mạng lưới an toàn xã hội

Bảo vệ những người yếu thế

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 

 

Quy định

 

 

 

 

Tính đa dạng

Cởi mở và đóng góp cho thế giới

Đóng góp vào xã hội toàn cầu

Tiếng nói trên trường quốc tế

Đóng góp của khu vực tư nhân

 

Đa văn hóa

 

Mạng lưới quốc tế

Sự đa dạng về giá trị

Tự do thể hiện

Sự cởi mở kinh tế

Bình đẳng giới

Văn hóa đa dạng

Chấp nhận các quan điểm khác biệt

 

 

Hạnh phúc

 

Thoải mái và thỏa mãn

Chất lượng công việc

 

Sức khỏe

Chất lượng cuộc sống

 

Thời gian rảnh rỗi

 

Khả năng mua sắm

 

Dễ chịu

Môi trường thiên nhiên

Môi trường sống

 

Sự an toàn

 

Sự tiện nghi

 

Tôn trọng

con người

 

Cụ thể hơn, các chỉ số về sự tiên tiến được xác định bởi sự kết hợp của 190 biến đại diện cho 70 hạng mục. Chúng được rút ra từ việc đo lường những thành tựu tương đối của các nước thành viên OECD. Nói cách khác, SERI chuyển đổi mỗi biến thành những điểm số tương đối để xác định vị trí tương đối của Hàn Quốc so với các nước OECD khác. Điểm số của mỗi biến định lượng được vị trí tương đối của các quốc gia . Khi điểm số trong 5 hạng mục được tổng hợp, thứ tự của một quốc gia tiên tiến có thể được xác định. Năm hạng mục được kết nối trong hình ngũ giác. Kích thước và hình dạng cân bằng của một ngũ giác đại diện cho sự tiên tiến của một quốc gia. Hàn Quốc đặt mục tiêu để đạt được trạng thái cao nhất với các chỉ số cân bằng. Vì vậy, kích thước lớn hơn của hình ngũ giác (trung bình cao hơn) và ngũ giác cân bằng hơn (phân tán thấp) thì Hàn Quốc càng tiến gần tới sự tiên tiến. Chỉ số tiên tiến của Hàn Quốc là giá trị trung bình cộng của 7 nhân tố cần thiết của một quốc gia tiên tiến.

3. Kết quả đo lường về chỉ số tiên tiến

Hàn Quốc chậm 13,3 năm so với các nước phát triển về các chỉ số tiên tiến.

Tổng điểm của Hàn Quốc là 65,5, thấp hơn 8,5 điểm so với mức trung bình của  OECD là 74,0. Với số điểm dưới mức trung bình này, Hàn Quốc xếp hạng thứ 24 trong số 30 thành viên OECD, thấp 9 bậc so với xếp hạng toàn cầu của nền kinh tế Hàn Quốc. Thụy Điển đứng đầu danh sách với 84,3 điểm, Mexico là xếp vị trí cuối cùng với 55,7 điểm.

 

 

Xếp hạng

 

 

 

Quốc gia

 

 

Tổng điểm

 

Trung bình trong tăng trưởng

 

Trung bình trong hội nhập

Liên quan tới tăng trưởng

Liên quan tới hội nhập

 

Niềm tự hào

 

Tính tự chủ

 

Tính sáng tạo

 

Sự năng động

 

Sự tương hỗ

 

Tính đa dạng

 

Hạnh phúc

1

Thụy Điển

84,3

85,3

83,2

80,8

87,1

84,9

91,2

92,0

76,4

77,3

2

Đan Mạch

83,9

84,9

83,0

78,4

91,3

82,8

88,3

95,2

73,5

78,0

3

Mỹ

83,0

86,1

80,0

83,8

81,5

91,9

87,1

71,3

86,4

79,2

19

Nhật Bản

73,7

76,1

71,3

70,7

72,6

81,1

81,0

75,4

61,7

73,7

24

Hàn Quốc

65,5

68,3

62,6

65,5

64,1

72,3

75,9

59,1

54,5

66,9

30

Mexico

55,7

56,7

54,6

60,2

56,9

55,4

54,7

50,3

53,5

58,8

Trung bình

74,0

74,9

73,0

72,6

75,9

73,9

79,1

74,7

68,3

73,3














 

Phân tích các chỉ số tiên tiến của Hàn Quốc cho thấy, chỉ số liên quan đến hội nhập thấp hơn các chỉ số liên quan tới tăng trưởng. Điểm số của các chỉ số liên quan tới tăng là 68,3 thấp hơn 6,6 so với trung bình 74,9, trong khi chỉ số liên quan đến hội nhập là 62,6 thấp 10,4 điểm so với mức trung bình của 73,0. Về phía tăng trưởng, “tính sáng tạo” gần nhất với mức trung bình của OECD và “sự năng động” đạt được số điểm cao nhất. Nhưng Hàn Quốc cũng còn nhiều điểm phải làm để cải thiện “tính tự chủ”. Về phía hội nhập, “tính đa dạng” và “sự tương hỗ” có điểm số thấp nhất, thể hiện khoảng cách lớn nhất với mức trung bình của OECD.

 

 

Mức độ, xếp hạng của 7 nhân tố then chốt

 

Nhân tố

Tính

sáng tạo

Sự

năng động

Hạnh phúc

Niềm tự hào

Tính

tự chủ

Tính

đa dạng

Sự

tương hỗ

Hàn Quốc

72,3

(20)

75,9

(21)

66,9

(25)

65,5

(25)

64,1

(26)

54,5

(28)

59,1

(28)

Mức trung bình

73,9

79,1

73,3

72,6

75,9

68,3

74,7

Khoảng cách

1,6

3,2

6,4

7,1

11,8

13,8

15,6

 

Kết quả cho thấy, Hàn Quốc chậm 13,3 năm so với các nước phát triển về các chỉ số tiên tiến. Điều này được chứng tỏ từ một phân tích nhiều chiều không phi tuyến[1]. Các phân tích về mối quan hệ giữa mức độ tiên tiến và GDP bình quân đầu người cho thấy, một quốc gia có mức độ tiên tiến cao hơn có GDP bình quân đầu người cao hơn. Ví dụ, Đan Mạch, đứng thứ 2 trong các chỉ số tiên tiến, xếp thứ 4 về GDP bình quân đầu người (US $ 62.118). Hàn Quốc có chỉ số tiên tiến cao hơn (xếp thứ 24) so với mức GDP bình quân đầu người (xếp thứ 25). Nhật Bản cũng có mức chỉ số tiên tiến và GDP bình quân đầu người giống nhau, cùng xếp thứ 19. Xem xét mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ tiên tiến và GDP thì thấy rằng, một quốc gia với quốc gia có mức độ tiên tiến cao hơn có thể phát triển thịnh vượng.

① Sự năng động: Hàn Quốc xếp thứ 21 - Đạt vị trí tương đối cao nhờ vào công nghệ và giáo dục

Số điểm trong sự năng động là 75,9 , gần với mức trung bình 79,1, đạt vị trí 21 trong số các nước OECD. Do vậy, có thể nói rằng, nhân tố chính thúc đẩy Hàn Quốc trở thành quốc gia tiên tiến tương đối mạnh. Các nước Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển đứng đầu về sự năng động.

Động lực tăng trưởng là một trong những tiểu mục của sự năng động. Ở tiểu mục này, Hàn Quốc xếp vị trí thứ 21 với 74,6 điểm, thấp 5,6 điểm so với mức trung bình của OECD nhưng lại cao hơn so với vị trí 24 trong bảng tổng xếp hạng. Nguyên nhân là do “sự tiên tiến về công nghệ”, “sức mạnh tăng trưởng của doanh nghiệp” đạt mức trung bình của OECD.

Điểm số về “sự linh hoạt trong xã hội” là 77,1 (xếp thứ 18), chỉ kém hơn một chút so với điểm trung bình 78,4 của OECD. Cơ hội giáo dục được mở rộng là một trong những điểm mạnh của Hàn Quốc, giúp nước này đứng vị trí thứ 3. Hàn Quốc cũng vượt qua mức trung bình của OECD về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong số các tiểu mục, mức độ phân phối thu nhập của Hàn Quốc có khoảng cách lớn nhất so với mức trung bình của OECD.

② Niềm tự hào: Hàn Quốc xếp thứ 25 - Thiếu niềm tự hào và hy vọng

Số điểm trong niềm tự hào của Hàn Quốc là 65,5, thấp hơn mức trung bình của OECD là 72,6 và thấp hơn so với vị trí 24 trong bảng tổng xếp hạng. Cụ thể, “lòng tự trọng” đại diện cho niềm tự hào của người dân đạt 67,7 điểm (xếp thứ 22), gần với mức trung bình 70,3 của OECD. Điều này có sự đóng góp của “quyền lực cứng” như quốc phòng, điểm số gần trung bình của “năng lực đặc biệt của cá nhân”, một kết quả đạt được dựa trên việc tăng số người tham gia nghệ thuật và thể thao. Trong khi đó, điểm số “quyền lực mềm” dựa trên chất lượng của thể chế và sự minh bạch của chính quyền, “tự hào bản thân của người dân” thể hiện mức độ đánh giá tích cực đối với chính quyền ở dưới mức trung bình.

Chỉ số thể hiện niềm tự hào “hy vọng”chỉ đạt 62,3 điểm (xếp thứ 27), thấp hơn nhiều so với mức trung bình 74,8 của OECD, làm suy giảm nghiêm trọng “niềm tự hào”. Trong hạng mục này, “quan điểm chính trị” có điểm số thấp nhất, tiếp theo là “hội nhập xã hội” và “bản sắc văn hóa”. Tuy nhiên, “thành công kinh tế” được đánh giá cao đã giúp Hàn Quốc xếp vị trí ở giữa và “sự tin tưởng của người dân” dường như khá cao.

Tống Thùy Linh lược dịch

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Nguồn: How Advanced is Korea?,  KIM SUN-BIN, 2010, Samsung Economic Research Institute, dẫn theo từ

http://www.seriworld.org/01/wldContV.html?mn=A&mncd=0301&key=20100604000002&sectno=&cont_type=B

 



[1]. Mỗi biến được chuẩn hóa, dựa trên dữ liệu của 42 tổ chức nghiên cứu và quốc tế
như  OECD, Tổ chức minh bạch quốc tế, Ngân hàng Thế giới, UNDP, IMD và WEF.


Scroll To Top