CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC (AFFIRMATIVE ACTION PROGRAM) TẠI HÀN QUỐC (Phần 2)
Đăng ngày:
Theo kết quả của cuộc khảo sát, 899 doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ thấp hơn mức trung bình 60% trong ngành công nghiệp. Chính phủ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện một kế hoạch để tăng cường lao động nữ, bao gồm một mục tiêu việc làm cho phụ nữ, sẽ xem xét và đánh giá các kế hoạch như vậy.
Doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong thực hiện chương trình hành động tích cực sẽ được tuyên dương rộng rãi, hưởng nhiều ưu đãi khác nhau để giúp họ chủ động sử dụng nguồn lực nữ. Ví dụ, họ sẽ nhận thêm điểm khi đấu thầu các hợp đồng của chính phủ (Dịch vụ Đấu thầu, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ), được ưu tiên khi nhận các khoản vay để cải thiện điều kiện việc làm cho phụ nữ và chi phí phát triển năng lực.
Trong khi đó, hạn ngạch việc làm cho phụ nữ theo chương trình hành động tích cực sẽ được nâng lên từ tỷ lệ lao động nữ trung bình hiện tại 60% lên 70%. Để thực hiện điều này, chính phủ sẽ thúc đẩy một sửa đổi liên quan đến Quy định thực thi trên Luật Cơ hội làm việc bình đẳng và Hỗ trợ hài hòa công việc-gia đình.
Giám đốc phụ trách Cục Chính sách nhân lực trong xã hội già hóa (Bureau for Human Resources Policy in Aged Society), Lee Soo-young cho biết: “Chương trình hành động tích cực là nhằm từng bước biến đổi thị trường lao động bằng cách thay đổi nhận thức của các công ty không muốn sử dụng phụ nữ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và cải thiện hoạt động nhân sự cản trở lao động nữ. Hy vọng chương trình này sẽ triển khai như một tác nhân kích thích cho các doanh nghiệp, tăng cường những nỗ lực của họ để cải thiện điều kiện việc làm cho phụ nữ”.
Một số kết quả của chương trình hành động tích cực trong 3 năm (2011-2013) được thể hiện ở 3 bảng dưới đây.
Bảng 1. Tổ chức bắt buộc phải thực hiện chương trình hành động tích cực
Năm
Tổng số
Cơ quan nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Tổng số
> = 1.000 lao động
<1.000
lao động
Tổng số
> = 1.000 lao động
<1.000
lao động
2013
1,778
260
67
193
1.518
704
814
2012
1,674
247
66
181
1.427
677
750
2011
1,547
245
64
181
1.302
610
692
Bảng 2. Tỷ lệ lao động nữ và nữ quản lý
Tỷ lệ lao động nữ
Tỷ lệ nữ quản lý
Tổng số
Cơ quan nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Tổng số
Cơ quan nhà nước
Doanh nghiệp
tư nhân
2013
Tổng số
36,04
33,61
36,46
17,02
11,55
17,96
> = 1.000 lao động
36,88
30,71
37,46
18,12
11,56
18,74
<1.000 lao động
35,40
34,61
35,59
16,18
11,54
17,28
2012
Tổng số
35,24
32,35
35,74
16,62
11.01
17,59
> = 1.000 lao động
36,89
30,46
37,52
17,75
11.91
18,32
<1.000 lao động
33,92
33,04
34,13
15,72
10,6
16,93
2011
Tổng số
34,87
31,19
35,56
16,09
10,53
17,13
> = 1.000 lao động
36,42
29,95
37,10
16,96
11,25
17,55
<1.000 lao động
33,67
31,63
34,20
15,41
10,28
16,76
Bảng 3. Tỷ lệ lao động nữ theo ngành (2013)
Ngành
Tổ chức > = 1.000 lao động
Tổ chức <1.000 lao động
Lao động nữ
Nữ quản lý
Lao động nữ
Nữ quản lý
Toàn ngành
36,88
18,12
35,40
16,18
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, khai thác khoáng sản
18,20
1,13
19,07
4,29
2a. Sản xuất (đồ uống,thực phẩm, thuốc lá)
38,19
6,74
36,60
4,09
2b. Sản xuất (dệt, quần áo, giấy.v.v..)
47,11
13,40
58,25
21,36
3. Sản xuất (sản phẩm gỗ)
22,77
5,37
18,44
5,52
4a. Công nghiệp hóa học
16,84
3,85
21,95
5,38
4b. Công nghiệp nặng
8,20
2,57
10,25
1,58
5. Công nghiệp điện tử
33,27
7,69
26,96
6,15
6a. Cung cấp điện, gas và nước
10,94
1,93
9,37
1,71
6b. Xử lý nước thải / chất thải, tái chế phế liệu và các hoạt động khắc phục hậu quả
7,2
2,79
13,64
0,00
7. Xây dựng
8,59
3,9
7,73
4,36
8. Thương mại bán buôn và bán lẻ
50,85
21,42
54,15
31,32
9. Nhà ở và dịch vụ ăn uống
53,56
37,82
50,30
30,82
10. Vận chuyển đường bộ và đường thủy
10,25
4,96
8,31
5,57
11. Vận chuyển hàng không
48,03
39,00
73,10
27,59
12. Dịch vụ thông tin và viễn thông, quảng cáo/điện ảnh/xuất bản
37,12
17,50
25,76
10,46
13. Hoạt động bảo hiểm và tài chính
45,60
14,15
37,07
7,92
14. Thuê và cho thuê bất động sản
23,33
19,18
29,39
5,64
15a. Nghiên cứu và phát triển dịch vụ chuyên nghiệp
25,82
10,65
32,24
10,49
15b. Dịch vụ kỹ thuật
12,60
4,56
14,45
5,10
15c. Quản lý cơ sở kinh doanh
33,41
15,04
38,30
14,14
15d. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
55,41
33,96
48,84
16,73
16. Giáo dục
42,63
21,99
44,35
22,71
17. Hoạt động xã hội và y tế
69,57
44,89
70,01
47,98
18. Dịch vụ liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật, thể thao
44,38
9,29
42,37
14,33
19. Dịch vụ cá nhân, sửa chữa và tổ chức thành viên
36,20
18,11
42,58
15,94
20. Hành chính công, quốc phòng và an sinh xã hội bắt buộc, hoạt động của các hộ gia đình như chủ sử dụng lao động, hoạt động xuyên biên giới của các tổ chức và các cơ quan
-
-
-
-
Tống Thùy Linh tổng thuật
Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Tổng thuật từ:
1. Bài viết “Affirmative Action in Korea: Its Impact on Women’s Employment, Corporate Performance and Economic Growth” của Jin Hwa Jung, Hyo-Yong Sung, Hyun-Sook Kim, từ http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CC4QFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.aeaweb.org%2Faea%2F2012conference%2Fprogram%2Fretrieve.php%3Fpdfid%3D188&ei=85IgU-ffFMeOlQXTuoHYBQ&usg=AFQjCNE7taVPp59AytuUERYyl0tzFrk35g&bvm=bv.62788935,d.dGI&cad=rja