CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG THẤP CỦA CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC (Phần 2)
Đăng ngày:
Đánh giá và đãi ngộ: Công nhận và Công bằng Trong thời kỳ tăng trưởng cao, các công ty có thể tăng mức lương, tiền thưởng như nhau. Tuy nhiên, khi tình trạng kinh doanh đình trệ, các công ty đều phải thắt chặt chi tiêu. Mặc dù vậy, các nhà quản lý cần ghi nhớ, việc công nhận và khuyến khích được nhân viên đánh giá cao, có thể củng cố động lực làm việc. Đãi ngộ phi vật chất cũng có thể được áp dụng để đáp ứng mong muốn của nhân viên. Ví dụ, nhân viên cố gắng làm việc có thể nhận được cơ hội giáo dục. Đối với nhân viên có hiệu suất làm việc cao cần đưa ra các đãi ngộ phù hợp. Theo đó, các công ty cần cung cấp thời gian làm việc linh hoạt, công việc thử thách và cơ hội để tạo ra các ý tưởng kinh doanh mới. Tất cả các điều kiện trên sẽ giúp duy trì động lực và thúc đẩy nhân viên cố gắng làm việc. Khi tình hình kinh tế ảm đạm, tâm trạng của người lao động cũng bị ảnh hưởng nên việc đánh giá công bằng rất quan trọng. Nếu nhân viên tin rằng, việc đánh giá không công bằng sẽ xảy ra khiếu nại cùng với sự đi xuống về mặt tinh thần và dẫn tới bỏ việc. Do vậy, điều quan trọng là xây dựng một hệ thống đánh giá nhân viên rõ ràng để có những đánh giá chính xác và đãi ngộ công bằng hơn. Các chương trình đào tạo thường xuyên có thể hạn chế rủi ro khi đánh giá và giúp đạt được những mục tiêu giao tiếp để nâng cao nhân lực. Đánh giá đa chiều, bao gồm cả đánh giá ngang hàng nên được sử dụng để tăng cường sự công bằng . Văn hóa tổ chức: Tăng cường sức mạnh và cam kết làm việc Một nền kinh tế tăng trưởng chậm có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tinh thần của người lao động. Khối lượng và thời gian làm việc có thể tăng cao, dẫn tới tình trạng làm việc quá sức. Do thời gian trở nên quý giá hơn nên nhà quản lý phải chính xác trong việc phân công nhiệm vụ nhằm tránh lãng phí công sức không cần thiết hoặc lặp đi lặp lại. Nhà quản lý nên cho phép nhân viên chủ động lựa chọn thời gian và thứ tự ưu tiên trong các hoạt động bản thân. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, tăng sự hài lòng đối với công việc. Các công việc giá trị gia tăng thấp nên được tích hợp, loại bỏ hoặc thuê ngoài để nâng cao năng suất làm việc. Công ty dược phẩm hàng đầu trên thế giới Pfizer có một hệ thống công việc trong công ty, giúp xử lý công việc ngoại vi cho nhân viên có năng lực, cho phép họ tập trung vào nhiệm vụ chính của họ. Một điều quan trọng nữa là duy trì một môi trường thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo cho sự phát triển bền vững của tổ chức. Cuối cùng, nhân viên có thể toàn tâm toàn ý tập trung giải quyết các nhiệm vụ khó khăn. Thấu cảm: Quan tâm và giao tiếp Theo các nhà quản lý doanh nghiệp, tâm trạng của người lao động sẽ bất an khi tình hình kinh tế căng thẳng. Yêu cầu người lao động làm việc với cường độ nhiều hơn mà không tăng lương, đảm bảo phúc lợi sẽ là một thách thức trong quản lý. Mặc dù người lao động hiểu vấn đề nhưng sự căng thẳng về sức khỏe, tinh thần khi thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn và cảm giác thiếu an toàn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nếu các vấn đề trên bị bỏ qua có thể dẫn tới các chi phí lớn hơn, gây thất thoát về nhân sự, kinh nghiệm và năng suất. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải thận trọng, thực hiện các bước dự phòng để giảm bớt lo lắng và căng thẳng của người lao động. Tình trạng khiếu nại, cảm giác bất an của người lao động nên được giải quyết thông qua đối thoại, chia sẻ thông tin về tổ chức một cách minh bạch. Nhân viên có thể hiểu rõ hơn về tình hình doanh nghiệp khi biết được chiến lược, hoạt động kinh doanh của tổ chức. Một điều quan trọng nữa là tăng cường đối thoại hàng ngày với người lao động để họ không cảm thấy bị cô lập. Hệ thống tư vấn, mạng xã hội nội bộ có thể giúp nâng cao sự gần gũi về cảm xúc và kết nối. Đề xuất Để đạt được thành công với 5 chiến lược trên, cần xây dựng một nền tảng với 3 lĩnh vực là cở sở khoa học, tổ chức khỏe mạnh và lãnh đạo đúng đắn. Trước tiên, hệ thống quản lý nhân lực khoa học dựa trên cơ sở dữ liệu cần được xây dựng để sử dụng nhân lực hiệu quả, ngăn chặn các vấn đề liên quan đến nhân lực có xu hướng gia tăng trong thời kỳ tăng trưởng thấp và chuẩn bị các chính sách thay thế. Các công ty tiên tiến thường sử dụng dữ liệu lớn trong nguồn lực, xác định mục tiêu nhỏ và quyết định các giải pháp. Ví dụ, Công ty Hóa học Dow đối phó với tình hình kinh tế căng thẳng bằng cách sử dụng dữ liệu để dự đoán nguồn nhân lực cần thiết và giảm thiểu thất thoát về nhân tài. Thứ hai, các công ty phải nhất quán trong việc áp dụng giá trị doanh nghiệp cho tất cả các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh, bao gồm: quy tắc ứng xử, tiêu chí lựa chọn và các nhiệm vụ ưu tiên, phân bổ nguồn lực. Yếu tố có thể làm suy yếu nền tảng của công ty, phá vỡ bầu không khí nội bộ cũng phải được giải quyết. Ngoài ra, những căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến hành vi sai như nhận xét thiếu khách quan, nảy sinh sự ích kỷ của một nhóm người. Do đó, nhà quản lý cần tập trung vào tính kỷ luật, đạo đức nơi công sở. Thứ ba, các nhà lãnh đạo cần quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần để dẫn dắt tổ chức trong một khoảng thời gian khó khăn. Các nhà lãnh đạo cần kiểm soát cảm xúc, duy trì sự cân bằng của bản thân. Bảng 3. Chiến lược xây dựng tổ chức vững mạnh Tổ chức vững mạnh 5 chiến lược Lãnh đạo đúng đắn Thúc đẩy sự vững mạnh của tổ chức thông qua tập trung vào các giá trị cốt lõi 1. Tuyển dụng: Tuyển dụng mở và nuôi dưỡng nhân tài nội bộ Tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt của nhà lãnh đạo 2. Quản lý nhân lực: Nâng cao hiệu quả, bồi dưỡng lãnh đạo 3. Đánh giá và đãi ngộ: Công bằng và đãi ngộ phi vật chất 4. Văn hóa tổ chức: Tăng cường sức mạnh và cam kết làm việc 5. Thấu cảm: Quan tâm và giao tiếp Cở sở khoa học: Xây dựng hệ thống quản lý nhân lực dựa trên cơ sở dữ liệu lớn Tống Thùy Linh lược dịch Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Nguồn: KHO Hyun-Cheol, Five HR Strategies in Dealing with Prolonged Low Growth, July 2013, dẫn theo http://www.seriworld.org/16/qt_Section_list.html?mncd=0301&dep=1&pub=20130321&year=2013&pubseq=330