Tâm trạng của các chuyên gia người nước ngoài ở các doanh nghiệp Hàn Quốc
Mặc dù có lực lượng lao động không biến đổi nhiều về chất trên toàn cầu nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn đưa ra những thách thức đối với người lao động. Ví dụ điển hình là doanh nghiệp toàn cầu Samsung đã áp dụng hệ thống cấp bậc khác nhau đối với các nhân tài người nước ngoài nhằm hạn chế tính tự mãn của nhân viên. Các nhân viên tài năng này chiếm khoảng 10% số tuyển dụng hàng năm, bao gồm cả những người nước ngoài sẽ làm việc như chuyên gia tư vấn nội bộ trong vòng 2 năm và sau đó được bố trí ở các vị trí cấp cao trong công ty.
Các tập đoàn Hàn Quốc thuê người nước ngoài không chỉ nhằm vươn ra thị trường toàn cầu mà còn muốn sử dụng kiến thức liên quan đến ngành công nghiệp chuyên môn cụ thể. Họ được thuê khi rời trường học hoặc từ đối thủ cạnh tranh, hoặc từ các ngành công nghiệp khác bởi những tư duy sáng tạo, không bị gò bó trong khuôn ép của bản thân. Tuy nhiên, theo thông tin khảo sát của công ty DHR, công ty chuyên tìm kiếm giám đốc điều hành với 50 chi nhánh trên toàn cầu, hầu hết các chuyên gia nước ngoài cảm thấy không được thỏa mãn với các doanh nghiệp Hàn Quốc và gặp nhiều khó khăn trong môi trường năng động như vậy.
Khảo sát chuyên gia nước ngoài tại các doanh nghiệp Hàn Quốc
Trong báo cáo của công ty DHR về sự gia tăng số chuyên gia người nước ngoài tại Hàn Quốc và trong các công ty Hàn Quốc, chi nhánh công ty DHR ở Seoul đã tiến hành điều tra về Chuyên gia người nước ngoài ở các công ty Hàn Quốc và ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Công ty đã điều tra 150 người và thu được 100 câu trả lời. Người tham gia cuộc khảo sát được lựa chọn từ các ngành công nghiệp khác nhau trong nền kinh tế Hàn Quốc. Mục đích cuộc khảo sát là thu thập số liệu thống kê về nhu cầu chuyên gia nước ngoài đang gia tăng tại quốc gia này.
Một vài câu hỏi quan trọng là:
1. Bạn được công ty Hàn Quốc thuê hay được gửi tới một doanh nghiệp nước ngoài ?
2. Cuộc sống của bạn ra sao?
3. Bạn nói gì về ưu và khuyết điểm khi làm việc cho một công ty Hàn Quốc?
4. Đã bao giờ bạn cảm thấy lạc lõng đối với các đồng nghiệp trong công ty chưa?
5. Nếu có cơ hội bạn sẽ quyết định ra sao? Bạn có thể chia sẻ không? Vì sao?
6. Bạn miêu tả thế nào về cuộc sống riêng của bạn với vị trí chuyên gia hiện tại?
Bảng 3. Nếu có cơ hội tiếp tục làm việc, bạn sẽ lựa chọn:
Trở lại công ty cũ
|
Gia hạn thêm hợp đồng
|
Tiếp tục ở lại Hàn Quốc
nhưng đến công ty khác
|
Rời bỏ công ty khi kết thúc
hợp đồng
|
Khác
|
7%
|
22%
|
25%
|
33%
|
25%
|
Một số đánh giá của người tham gia như sau :
- Khi được hỏi về thời gian của họ tại Hàn Quốc, 67% người tham gia trả lời: thú vị và 70% trả lời: khó khăn.
- Khi được hỏi về cuộc sống chuyên gia của họ tại Hàn Quốc, các câu trả lời chính là: đáp ứng yêu cầu với 81 % và thú vị với 69 % .
- 60% những người tham gia đã được thuê từ doanh nghiệp nước ngoài.
- Khi được hỏi họ nghĩ gì về cuộc sống cá nhân của họ trong tương quan với vị trí chuyên gia hiện tại, 72% trả lời: dễ chịu và 42% trả lời: đáng ghi nhớ.
- Khi được hỏi nếu được lựa chọn, 33% trả lời: sẽ rời công ty khi kết thúc hợp đồng, 25% trả lời: sẽ tiếp tục ở lại Hàn Quốc nhưng sẽ tới công ty khác, 22% trả lời: sẽ gia hạn thêm hợp đồng nếu có cơ hội.
- Trong số 100 câu trả lời, chỉ có một người trả lời "Không" cho câu hỏi Có bao giờ bạn cảm thấy bị lạc lõng?
- Các công ty không hề dễ dàng trong quá trình tuyển dụng nên gây ra căng thẳng trong nghề nghiệp với một loạt các điều kiện ưu tiên trước khi cam kết: việc tuyển dụng sẽ không được ưu tiên. Bởi vậy, nhiều người nói rằng: “Thực tế ít linh hoạt hơn so với mong đợi”. Đây là phần lý do vì sao chuyên gia nước ngoài không mong chờ một sự nghiệp lâu dài ở công ty Hàn Quốc.
- Khi được hỏi về sự cách ly, hoặc những gì được gọi là “tác động bên ngoài”, người tham gia điều tra đồng ý rằng, một người nước ngoài sẽ không bao giờ thích nghi 100% với tâm lý hoặc cách thức làm việc của một doanh nghiệp Hàn Quốc. Nhưng họ cũng không cho rằng đó là mục tiêu của họ, bởi một nhân viên nước ngoài mang đến một sự khác biệt, hoặc thể hiện sự khác biệt trong suy nghĩ. Tuy nhiên, những khát vọng nhanh chóng bị lãng quên khi tham dự các cuộc họp (thường bằng tiếng Hàn). Người chịu trách nhiệm chuyển sang tiếng Anh để đưa ra những câu hỏi trực tiếp đối với nhân viên nước ngoài nhưng chỉ tóm tắt ngắn gọn thông tin đầu vào có thể không liên quan gì tới quyết định cuối cùng. Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng hệ thống trên “không thân thiện”.
Bảng 4. Ý kiến cá nhân trong khoảng thời gian sống tại Hàn Quốc
Thú vị
|
Không như mong đợi
|
Thách thức
|
Do dự
|
Khác
|
67%
|
30%
|
70%
|
0%
|
3%
|
Một số nhận xét
- Doanh nghiệp Hàn Quốc cần rõ ràng và thẳng thắn trong suốt quá trình phỏng vấn về mục tiêu thực sự của công việc, những gì mong đợi và quyền lợi của các ứng cử viên.
- Trong quá trình tuyển dụng, các ứng cử viên nên được tiếp xúc với cấp trên giám sát trực tiếp và những người sẽ làm việc với họ hàng ngày. Một số chuyên gia nước ngoài cho biết, họ chỉ gặp giám đốc điều hành trong quá trình tuyển dụng mà không hề gặp lai sau khi gia nhập công ty.
- Một người nước ngoài và một người Hàn Quốc có thể trở thành một cặp đồng nghiệp hiệu quả. Họ sẽ hướng dẫn, hợp tác với nhau để tìm ra giải pháp đạt được mục tiêu chung. Kết hợp suy nghĩ của cặp đồng nghiệp trên có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
- Giao tiếp toàn diện bằng tiếng Anh sẽ rất có ích cho doanh nghiệp. Việc đào tạo ngoại ngữ nâng cao nên ưu tiên việc giao tiếp chứ không phải chỉ để hiểu nội dung.
- Cấu trúc doanh nghiệp Hàn Quốc thường gây khó khăn cho các chuyên gia nước ngoài. Các mức độ quyền hạn cản trở giao tiếp cởi mở giữa các đồng nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm chuyên gia nước ngoài mong muốn thuê được người Mỹ gốc Hàn hoặc người châu Âu gốc Hàn với kinh nghiệm toàn cầu và có khả năng thích ứng được với văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Cuối cùng, việc quản lý nhân sự của các chuyên gia nước ngoài cần được cải thiện. Các chuyên gia nước ngoài có thể yêu cầu cán bộ phụ trách nhân sự Hàn Quốc hỗ trợ hơn nữa để giúp họ thực sự đạt hiệu quả trong công việc. Nếu cán bộ phụ trách nhân sự Hàn Quốc không thể ủng hộ các chuyên gia nước ngoài sẽ dẫn tới khó khăn trong giao tiếp, gây ra sự thiếu tin tưởng giữa các công ty Hàn Quốc và các chuyên gia nước ngoài.
Qua kết quả điều tra và các nhận xét trên có thể thấy, các chuyên gia nước ngoài hiện nay có vai trò nhất định trong sự thành công của nền kinh tế của Hàn Quốc. Nhu cầu về nhân tài nước ngoài đang tiếp tục tăng và hiện tại là thời điểm cần thực hiện một số thay đổi cần thiết.
Tống Thùy Linh lược dịch
Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Lược thuật từ Báo cáo điều tra của công ty DHR International “Corporate Korea’s Hot Import: Foreign Professionals”, dẫn theo nguồn: http://www.dhrinternational.com/thought-leadership/corporate-koreas-hot-import-foreign-professionals/