NĂM KHỞI ĐIỂM CHO THỬ THÁCH MỚI TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG
Đăng ngày:
Năm 2012 là năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Hàn - Trung và hiện nay, hai nước đang tiến đến những bước chuyển đổi quan trọng. Trung Quốc chính là đối tác lớn nhất của Hàn Quốc trong các lĩnh vực thương mại – xuất khẩu – đầu tư. Năm 2011, giao dịch thương mại Hàn - Trung vượt ngưỡng 200 tỷ $ và giao dịch thương mại giữa hai nước đã đạt mức 199 tỷ 600 triệu $, đồng thời, giao dịch này được dự đoán sẽ dễ dàng vượt qua con số 200 tỷ $. Trong tương lai, mối quan hệ Hàn Trung được dự báo sẽ có biến đổi và phát triển mạnh mẽ. Hơn thế nữa, từ năm 2013, để có thể ký được Hiệp định tự do thương mại (FTA), các cuộc đàm phán giữa hai chính phủ đã được tiến hành tích cực đồng thời ở thị trường các nước thứ ba và ở thị trường trong nước của Trung Quốc và Hàn Quốc. Sự cạnh tranh giữa sản phẩm của hai nước cũng được dự đoán sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Thêm nữa, hai nước đều bắt đầu thành lập chính phủ mới nên theo đó, người ta cũng dự đoán sẽ có sự biến đổi mới. Giao dịch thương mại có sự khác biệt lớn tùy theo từng ngành nghề Năm 2013, quan hệ Hàn - Trung có khả năng bị ảnh hưởng bởi quy mô chính sách kích thích kinh tế của chính phủ mới cũng như việc liệu nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi được hay không. Sau khi thay đổi đội ngũ lãnh đạo, chính phủ Trung Quốc được dự đoán là sẽ đẩy mạnh chính sách tăng trưởng kinh tế, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự đoán năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng sẽ đạt mức 8.2% và tăng 0.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, ta cũng có thể dự đoán được phần nào xu hướng tăng của số lượng xuất khẩu của Hàn Quốc vào Trung Quốc. Quan sát kỹ, người ta cũng có thể thấy nhiều triển vọng xuất khẩu sang Trung Quốc ở các danh mục sản phẩm tiềm năng được các hiệp hội ngành nghề của Hàn Quốc đánh giá cao . Trước tiên, trong suốt thời gian qua, việc giao dịch thương mại của Hàn Quốc với Trung Quốc thu được lợi nhuận khiến cho ta có thể dự đoán được sự gia tăng nhanh của các sản phẩm xuất khẩu như ô tô, chất bán dẫn , màn hình phẳng, thiết bị truyền thông không dây. Tuy nhiên , cùng với việc mở rộng phương thức sản xuất tại địa phương, các phụ kiện có liên quan có khả năng gia tăng và chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực xuất khẩu sang Trung Quốc. Về trường hợp sản phẩm xe ô tô, việc xuất khẩu sang Trung Quốc những chiếc xe nguyên chiếc hoàn thành tại công xưởng thứ 3 ở Bắc Kinh được dự đoán là sẽ tăng ít và giới hạn một phần trong lĩnh vực xe lớn và vừa. Ngược lại, việc xuất khẩu phụ tùng xe ô tô OEM của công xưởng ở địa phương được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh. Việc xuất khẩu các chất bán dẫn sang Trung Quốc được kỳ vọng tăng 9.7% so với cùng kỳ năm ngoái dựa theo đà tăng của việc xuất khẩu các chất bán dẫn được dùng trong sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng cho lĩnh vực xuất khẩu và tiêu dùng trong nước .Việc xuất khẩu màn hình phẳng sang Trung Quốc được dự đoán sẽ có quy mô giống như năm ngoái dựa trên việc tăng giá khung hiển thị panel theo đà tăng nhu cầu sử dụng LCD và tăng nhu cầu về màn hình hiển thị cao cấp dùng cho điện thoại. Trường hợp các thiết bị truyền thông không dây, do việc mở rộng sản xuất di động của các doanh nghiệp địa phương ở Trung Quốc và ở các công xưởng tại Trung Quốc của các doanh nghiệp Hàn Quốc mà sản phẩm này với trọng tâm là các phụ tùng có liên quan đã tăng mạnh và đạt mức 22,3%. Thứ hai, các ngành nghề nhạy cảm với sức cạnh tranh và tình hình kinh tế như máy tính, đồ gia dụng được dự đoán sẽ tăng ít. Năm 2013, do đà tăng năng suất sản xuất của các doanh nghiệp máy tính lớn, chính sách tiền bảo trợ cho tiêu dùng trong nước của Trung Quốc, xu hướng hồi phục của thị trường nên nhu cầu về đồ gia dụng, nhu cầu phụ tùng của các cơ sở sản xuất v..v đươc dự đoán tăng và theo đó, các lĩnh vực này với sản phẩm phụ tùng là trung tâm tăng lần lượt là11.6% và 3.8%. Thứ ba, việc xuất khẩu sang Trung Quốc trong các lĩnh vực như ngành công nghiệp hóa dầu, thép, các máy móc cơ bản do có quá nhiều nguồn cung ở Trung Quốc, việc ứ đọng mặt hàng tồn kho nên sẽ có triển vọng duy trì ở mức tiêu chuẩn giống như năm ngoái hoặc giảm xuống. Các sản phẩm hóa dầu, các sản phẩm về thép do liên tục lắp đặt thêm trang thiết bị, giảm nhu cầu tiêu dùng làm cho tình trạng quá tải về nguồn cung nặng nề hơn, vì thế, các lĩnh vực này sẽ lần lượt tăng 0.5% và giảm 0.8%, Mặt khác, việc xuất khẩu máy móc thông thường do chính sách kích thích nền kinh tế của chính phủ mới như việc liên tục đầu tư cơ sở vật chất cũng như quá trình đô thị hóa khu vực Trung Tây, tăng cường phát triển tài nguyên, sự phát triển trở lại của khu vực phía Bắc, đồng thời, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế mà lĩnh vực này được hy vọng sẽ cải thiện đôi chút. Tuy nhiên, do sự tồn đọng các sản phẩm tồn kho mà xu hướng tăng trưởng thực sự bắt đầu từ nửa cuối năm 2013. Thứ tư, các sản phẩm về may mặc do sự gia tăng phí nhân công, tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ mà giảm đà tăng xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời, do những biến đổi xấu về điều kiện sản xuất của Trung Quốc, cùng với sự giảm sút nhu cầu tiêu dùng, việc mở rộng đầu tư tại địa phương mà sản phẩm này đã chuyển từ tỷ lệ tăng trưởng âm 8% sang gia tăng ít vào khoảng 2.5% trong năm 2013. Đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc sẽ tăng. Sau khi đạt mức tối đa vào năm 2005 với tỷ lệ chiếm 39.1% vào năm 2005, tỷ trọng đầu tư của Hàn Quốc vào Trung Quốc sau đó có xu hướng giảm dần, vào cuối tháng 9 năm 2012, đã giảm xuống còn 12.9%. Nguyên nhân trước tiên là các chi phí quan trọng như lương v..v tăng lên và sự thay đổi của môi trường đầu tư của Trung Quốc như giảm sút ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp xuất khẩu, v..v. Thêm nữa, điều này còn được lý giải thêm là do việc gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp trong nước ở thị trường Trung Quốc, cũng như tăng việc thu hồi các dự án do mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp U- turn[1] và việc thâm nhập vào nước thứ 3 như Đông Nam Á cũng như hiệu quả mong đợi từ hiệp định thương mại tự do Hàn- Mỹ, Hàn- EU. Tuy nhiên, khi đặt nền kinh tế Trung Quốc trong khối G2[2] hay thời kỳ Pax - Sinica[3] hoặc khái niệm Chimerica[4] và so sánh với thị trường tiêu dùng của nước này để xem xét thì ta sẽ nhận thấy rằng thị trường Trung Quốc là một điểm đầu tư đầy hấp dẫn, đồng thời, đầu tư vào Trung Quốc của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong tương lai sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa. Việc ký kết hiệp định tự do thương mại Hàn Trung. Vào tháng 5 năm 2012, chinh phủ hai nước Hàn – Trung đã bắt đầu vòng đàm phán chính thức giữa hai chính phủ về Hiệp định tự do thương mại ( tên tiếng Anh viết tắt là FTA) và cho đến tháng 10/ 2012, cả hai bên đã tiến hành 4 vòng đàm phán. Năm 2012, Hiệp định thương mại FTA đã thỏa thuận được phương thức xử lý những lĩnh vực nhạy cảm và kết thúc giai đoạn đầu của vòng đàm phán. Từ năm 2013, các vòng đàm phán nhân nhượng hơn sẽ được chính thức bắt đầu về cơ bản. Việc đám phán Hiệp định tự do thương mại được tiến hành nhanh và thành công sẽ giúp mở rộng thị trường của các ngành nông sản, dịch vụ. Ngoài ra, Hàn Trung cũng đang tiến hành Hiệp định thương mại khu vực (tiếng Anh viết tắt là RTA) , Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực ( tên tiếng Anh viết tắt là RCEF). Gần đây, các chính phủ tuyên bố mở rộng vòng đàm phán đã cho thấy hiệp định FTA và RCEF của Hàn – Trung - Nhật được mong đợi sẽ có tiến triển tốt đẹp. Theo đó, chủ nghĩa khu vực ở Đông Á với trọng tâm là Hàn Quốc và Trung Quốc được hy vọng sẽ lan tỏa và môi trường thông thương giữa hai quốc gia Hàn Trung được mong đợi sẽ phát triển theo hướng tích cực. Cần giảm bớt những nguyên nhân gây ra căng thẳng Tuy nhiên, quan hệ thông thương Hàn Trung có thể biến đổi nhanh chóng và gây ra ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Thứ nhất, cần phải có sự chú ý đến Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ( tiếng Anh viết tắt là TPP) vốn khá nhạy cảm với chính phủ Trung Quốc nhưng lại là vấn đề không được Hàn Quốc kỳ vọng quá nhiều. Thứ hai, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa sản phẩm xuất khẩu Hàn - Trung ở thị trường nước thứ 3 như Mỹ, EU v.v.Thứ ba, cũng cần chú ý để không phát sinh thêm mâu thuẫn không cần thiết trong quan hệ thông thương như cuộc chiến tỏi Hàn - Trung (2000), cuộc chiến Kim Chi ( 2005). Thứ tư, cần chú ý tới sự thay đổi đột ngột về mặt chính trị, ngoại giao, xã hội, văn hóa v.v. Do tranh chấp lãnh thổ giữa đảo Điều Ngư ( tiếng nhật là Senkaku) phát sinh vào tháng 9 năm 2012 mà doanh thu bán ô tô do Nhật sản xuất ở Trung Quốc giảm mạnh.Vì sự kiện này mà năm 2012, tỷ lệ ô tô xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc được ghi nhận ở mức -68,6%, tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm 14.5%. Kết quả là Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại lớn nhất trong lịch sử vào tháng 11 năm 2012. Hàn Quốc cũng đã từng phải chịu thiệt hại do báo cáo phóng đại của cơ quan ngôn luận Nhật Bản về tình hình phá sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Trung Quốc hoặc do vấn đề phát sinh trong quá trình rước đuốc tại Olympic Bắc Kinh năm 2008. Theo đó, chúng ta cần phải chú ý nhiều đến biến đổi phát sinh không cần thiết hoặc phải dự phòng trước các tình huống. Trong tương lai, sau khi thay đổi đội ngũ lãnh đạo, chúng ta cần phải chú trọng đến việc thúc đẩy các chính sách kích thích kinh tế và những ảnh hưởng theo quy mô trên. Đồng thời, chúng ta cũng cần cân nhắc về tốc độ hồi phục của nền kinh tế Mỹ và tỷ lệ tăng trưởng của lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ do ảnh hưởng đó. Ngoài ra, chúng ta cũng cần dự đoán trước nguyên nhân gây ra căng thẳng Hàn Trung do tác nhân biến đổi bên ngoài của nền kinh tế về mặt chính trị, ngoại giao, xã hội, văn hóa v.v. Và hiệu quả mong đợi khi ký kết hiệp định FTA Hàn - Trung sẽ có khả năng tác động lớn đến thương mại và hơn nữa là lĩnh vực đầu tư . Tổng thuật: Nguyễn Ngọc Mai,Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Theo nguồn: https://www.posri.re.kr/issue/download_ajax/file_id/4945 [1] Doanh nghiệp U – turn : là những doanh nghiệp đã thâm nhập vào nước ngoài do một số lý do mà nay quay trở lại sản xuất ở thị trường trong nước. (Theo: http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=1847237&cid=2053&categoryId=2053) [2] G2: Khái niệm để gọi liên minh kinh tế Trung Quốc và Mỹ [3] Pax - Sinica ( tiếng Latin nghĩa là “ hòa bình của Trung Quốc”) là giai đoạn hòa bình trong khu vực Đông Á, duy trì bởi Trung Quốc bá quyền. Nó thường là giai đoạn cai trị của các triều đại Hán, Đường, Tống và Minh.. [4] Khái niệm Chimerica xuất hiện trong tác phẩm của giáo sư sử - kinh tế nổi tiếng Nail Ferguson của Đại học Harvard, nó thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa nước tiêu dùng lớn nhất thế giới là Mỹ và nước tích lũy lớn nhất thế giới là Trung Quốc và tác động của mối quan hệ đó với kinh tế toàn cầu.