NHIỆM VỤ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG NỮ CỦA TỔNG THỐNG HÀN QUỐC (Phần 1)
Đăng ngày:
5 mục tiêu của chính sách: 15 nhiệm vụ chính sách: 1. Giảm khoảng cách lương giữa nam và nữ như mức trung bình ở các nước OECD. Trong năm 2009, khoảng cách lương giữa nam giới và nữ giới tại Hàn Quốc là 38,9%, là mức tồi tệ nhất trong số các nước OECD. Công nhân lương thấp ở phụ nữ làm công ăn lương tại Hàn Quốc chiếm 42,7%, cao hơn mức trung bình ở các nước OECD hai lần. Tại Hàn Quốc, ở vị trí cao hơn mức 4, viên chức nữ tại công sở chỉ chiếm 7,4% và nữ giám đốc làm việc tại 10 công ty lớn nhất Hàn Quốc chỉ vẻn vẹn 1,3%. Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu như Na Uy và Pháp đã triển khai chương trình hành động tích cực để có 40% phụ nữ giữ chức vụ giám đốc. Nhiệm vụ 1. Tăng lương tối thiểu lên 50% mức bình quân của tiền lương hàng tháng và mở rộng sự hỗ trợ trong 4 mức phí bảo hiểm xã hội. Cải cách pháp lý phải được thực hiện để tăng lương tối thiểu lên 50% mức bình quân của tiền lương hàng tháng và trợ giúp phí bảo hiểm xã hội cho người lao động, bao gồm tất cả những người có mức lương bằng 130% tiền lương tối thiểu, không phân biệt quy mô công ty. Đặc biệt, các trợ giúp chi phí bảo hiểm xã hội này là rất quan trọng đối với phúc lợi xã hội dành cho lao động nữ không thường xuyên, những người thường xuyên phải nhận sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, điều này nên được thay đổi và cải thiện từ khía cạnh phạm vi vì sự hỗ trợ còn quá hạn hẹp. Sự gia tăng đến 50% mức bình quân của tiền lương tháng và mở rộng trợ giúp chi phí bảo hiểm xã hội cũng sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc nghèo nàn. Nhiệm vụ 2. Đảm bảo rằng những người làm việc trong dịch vụ xã hội công phải được thanh toán 80% mức bình quân tiền lương (khoảng 1,6 triệu won). Mức thấp nhất trả cho nhân công làm trong ngành dịch vụ xã hội công sẽ nhận được 80% (khoảng 1,6 triệu won) mức lương trung bình (2,1 triệu Won, tính đến tháng 8 năm 2012 theo thống kê của Hàn Quốc). Ví dụ, tháng lương đầu tiên là 1,55 triệu won cho người làm việc tại chính quyền địa phương Seoul Metropolitan, người đã được thay đổi từ vị trí từ lao động không thường xuyên. Hiện nay, có một số lượng ngày càng tăng công việc bán thời gian dành cho những người phụ nữ đang ở độ tuổi 50 và 60. Họ làm việc để kiếm sống qua ngày, bởi họ không dễ dàng tìm được việc làm phù hợp. Khi làm việc trong ngành dịch vụ xã hội được nâng cấp trở thành công việc tốt sẽ thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế. Điều này sẽ khiến cho Hàn Quốc trở thành quốc gia có phúc lợi xã hội cao đi kèm với chất lượng cao của các dịch vụ xã hội. Nhiệm vụ 3. Phân bổ 30% các nữ giám đốc trong khu vực công: 1.Thực hiện các chương trình hành động tích cực để phụ nữ chiếm 30% vị trí giám đốc trong lĩnh vực công và 20% trong khu vực tư nhân. 2. Yêu cầu công khai thực trạng sử dụng nữ giám đốc trong khu vực công và tư nhân, đồng thời, nghiên cứu làm thế nào để cải thiện chúng. Trong năm 2010, tại Hàn Quốc, phụ nữ làm việc ở vị trí cấp cao ở công sở chỉ chiếm 2,4% và nữ quản lý cấp 4 chiếm 7,4%. Trong năm 2007, Hàn Quốc đã giới thiệu chương trình hành động tích cực để tăng số lượng nữ giám đốc trong khu vực công lên hơn 30%, nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, nữ giám đốc làm việc trong khu vực tư nhân chỉ chiếm 6,8% trong năm 2010. Số các công ty không có nữ giám đốc chiếm đến 68,9%. Trong khi đó, ở Na Uy, Phần Lan và Hà Lan, đã giới thiệu các chương trình hành động tích cực để tăng số lượng các nữ giám đốc. Tăng số lượng nữ giám đốc trong khu vực công và tư nhân để cải thiện sự đa dạng giới trong nhân lực và tạo nhiều cơ hội bình đẳng giới. Để thúc đẩy văn hóa ở doanh nghiệp hướng tới sự công bằng, cần có một tác động tích cực trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực xuất sắc và nâng cao hình ảnh của công ty. 2. Giảm số lao động nữ không thường xuyên xuống một nửa Lao động nữ không thường xuyên chiếm 61,8% (năm 2011), cao hơn 1,5 lần so với lao động nam. Từ năm 2008, trong khi lao động nam không thường xuyên giảm thì số lượng lao động nữ lại tăng lên. Điều này cho thấy lao động nữ không thường xuyên bị đặt ở trong điểm mù của Luật Bảo vệ người lao động tạm thời. Hơn nữa, đã có sự tăng đáng kể số công việc bán thời gian, tồi tệ nhất là công việc không thường xuyên. Hiện có đến 1,32 triệu lao động phụ nữ tham gia vào công việc bán thời gian cho thấy tình hình xấu đi của lao động nữ không thường xuyên. Nhiệm vụ 4. Hợp thức hoá 100% lao động không thường xuyên và cấm lao động thuê ngoài: hợp thức hóa 100% người lao động không thường xuyên trong khu vực công như trường học và cấm công việc thuê ngoài. Tỷ lệ lao động không thường xuyên của nữ giới trong khu vực công là 27,2%, cao gấp hai lần so với nam giới 13,4%, và 19,3% lao động nữ không thường xuyên làm việc tại các tổ chức hành chính trung ương cao hơn 3-4 lần so với nam giới (5,3%). Đặc biệt là lao động nữ không thường xuyên chiếm 95% trong tổng số 150.000 lao động không thường xuyên làm việc tại các trường học. Lao động nữ không thường xuyên làm việc tại các trường học nên bắt đầu được hợp thức hóa. Thêm vào đó, việc làm thêm ở ngoài của phụ nữ tăng cao, vì có rất nhiều công việc tẻ nhạt trong khu vực công mà chính phủ muốn tránh hợp thức hóa người lao động không thường xuyên. Những việc làm thêm bên ngoài ở khu vực công nên bị cấm. Nhiệm vụ 5. Cấm sử dụng lao động không thường xuyên: cấm sử dụng lao động không thường xuyên và thừa nhận rằng người lao động thuê ngoài thuộc về công ty mẹ. Khi những lý do cho việc sử dụng lao động không thường xuyên được kiểm soát, số nữ lao động không thường xuyên sẽ giảm đi. Ngoài ra, trong trường hợp của công ty thuê ngoài, người lao động thuê ngoài được thừa nhận thuộc về công ty mẹ sẽ dẫn đến sự cải thiện điều kiện làm việc và an toàn lao động. Nhiệm vụ 6. Bảo đảm cho công nhân làm việc ở điều kiện đặc biệt và lao động gia đình bằng Luật Tiêu chuẩn lao động: Cải cách “Luật Tiêu chuẩn lao động” thừa nhận rằng, công nhân làm việc trong điều kiện đặc biệt và lao động gia đình không chính thức cũng là người lao động. Hơn 416.000 nữ lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt và 300.000 lao động gia đình không được chấp nhận như người lao động. Mặc dù họ bị tai nạn hoặc bị mất việc làm, họ vẫn không được mua bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp. Nếu cải cách của Luật Tiêu chuẩn lao động thừa nhận lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt và người lao động trong gia đình cũng là người lao động thì họ sẽ được luật pháp bảo vệ và số lượng lao động không thường xuyên sẽ giảm. Nhiệm vụ 7. Xây dựng Quỹ phúc lợi việc làm cho nữ lao động không thường xuyên. Sự gia tăng số lao động bán thời gian chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi và phụ nữ ở tuổi 50 đến 60 tuổi; 83,2% trong số họ không có bảo hiểm việc làm, trong đó, những người nữ lao động chưa thành niên thường làm việc trong các công ty quy mô nhỏ. Vì vậy, nhiều người trong số họ bị quấy rối tình dục. Thêm vào đó, họ còn bị dụ dỗ coi như một thú vui giải trí, trò tiêu khiển để đổi lấy công việc của họ. Để giúp họ hòa nhập vào thị trường lao động một cách an toàn, chính phủ nên xây dựng các Quỹ Phúc lợi việc làm để hỗ trợ và góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho họ, tránh phân biệt đối xử với người lao động không thường xuyên. Vũ Thị Thu Thư Trung tâm Phân tích và Dự báo Dịch từ nguồn: http://kwwa.tistory.com/498