Những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội và quan niệm về gia đình và trẻ em có tác động lẫn nhau lên các yếu tố nhân khẩu học trên, sau đó là khả năng sinh sản ở Hàn Quốc. Tỷ lệ sinh thấp không chỉ vì lý do tài chính mà còn vì những lý do văn hóa-xã hội, chẳng hạn như trì hoãn hôn nhân và sinh đẻ ở thế hệ trẻ bắt nguồn từ các động cơ cá nhân. Khi phát triển kinh tế làm cho cuộc sống sung túc hơn, chủ nghĩa ổn định hóa và chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế chi phối giá trị của những thanh niên chưa lập gia đình, họ vội vàng sống hưởng thụ, trì hoãn hôn nhân và sinh đẻ dẫn đến tỷ lệ sinh thấp. Thế hệ trẻ có xu hướng thích làm việc ở những nơi ổn định như làm ngay trong công ty gia đình của họ, sống phụ thuộc vào bố mẹ và tận hưởng tiêu dùng. Xu hướng này làm gia tăng tình trạng những cậu ấm cô chiêu hay những người chỉ thích ăn bám, sống dựa vào người khác mà không gánh vác, giúp đỡ hay có trách nhiệm với gia đình, kết quả dẫn đến tỷ lệ sinh thấp hơn.
Hiện đã có một thay đổi đáng kể trong giá trị về hôn nhân và trẻ em trong xã hội Hàn Quốc. Hôn nhân và sinh đẻ không còn mang tính chất phổ biến và được coi là nhiệm vụ nữa mà nó trở thành sự lựa chọn. Trong một cuộc khảo sát của Văn phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc, tỷ lệ phụ nữ chưa lập gia đình được hỏi về giá trị hôn nhân mà họ sẽ nhận được khi kết hôn chiếm tỷ lệ rất thấp là 20,3% trên tổng số câu trả lời cho hôn nhân, bao gồm cả những người nói rằng sẽ tốt hơn khi kết hôn chiếm 63,3%. Theo điều tra quốc gia năm 2005 về yếu tố thúc đẩy hôn nhân và sinh sản, 28,6% đàn ông chưa lập gia đình và 50,8% phụ nữ chưa lập gia đình có một thái độ tiêu cực về hôn nhân. Chỉ có một phần tư phụ nữ nói rằng họ phải có con.
Quan điểm của phụ nữ đã lập gia đình về con cái cũng đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ người trả lời rằng, mọi người nên có con là 40,5% trong năm 1991. Tỷ lệ này giảm xuống 16,2% vào năm 2000 và tiếp tục giảm xuống mức 10,2% trong năm 2006. Kỳ vọng của người dân về sự cần thiết của con cái trong quá khứ chủ yếu là một nhân tố để đảm bảo lực lượng lao động gia đình, một nguồn tin cậy khi về hưu, đảm bảo duy trì sự nghiệp của dòng họ. An sinh xã hội đã phát triển và ý thức về mối quan hệ ràng buộc này đã trở nên suy yếu. Giá trị của trẻ em đã được chú trọng hơn, chúng được coi là mầm non của xã hội và cần được hỗ trợ. Sự thay đổi trong nhận thức giá trị của trẻ em đã ảnh hưởng đến giá trị định lượng của những con số, giúp thiết lập một cách vững chắc quan điểm của người dân ủng hộ số lượng nhỏ của trẻ em ở Hàn Quốc.
Yếu tố kinh tế-xã hội và cá nhân đã có một ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Đó là sự gia tăng không chắc chắn trong tương lai do tỷ lệ thất nghiệp cao trong dân số trẻ, việc làm không ổn định, làm tăng gánh nặng kinh tế trong việc nuôi dưỡng trẻ, bao gồm cả chi phí cho giáo dục tư nhân, sự mất cân bằng giữa công việc và gia đình, thiếu cơ sở hạ tầng cho việc chăm sóc trẻ, làm tăng thêm áp lực về sức khỏe sinh sản, v.v. Những yếu tố này cũng có tác động qua lại đến thái độ của người dân về hôn nhân và con cái.
Trong quan điểm rộng hơn, việc làm không ổn định và kinh doanh trì trệ được coi là nguyên nhân của tỷ lệ sinh thấp. Tuổi kết hôn lần đầu tăng mạnh và tỷ suất sinh giảm mạnh ở Hàn Quốc sau khi nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997. Một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng, việc làm không ổn định là những yếu tố góp phần dẫn đến tỷ lệ sinh giảm. Theo cuộc khảo sát quốc gia về hôn nhân và động lực thúc đẩy sinh sản năm 2005, lý do chính để trì hoãn kết hôn và sinh con dường như là do thất nghiệp và tình trạng không ổn định việc làm của cá nhân.
Chi phí giáo dục tăng cũng làm cho tỷ lệ sinh thấp hơn. Do chi phí giáo dục quá cao từ mầm non đến đại học, cha mẹ thường đặt ưu tiên vào chất lượng hơn là số lượng và thích có ít con. Theo số liệu đến năm 2005, khảo sát quốc gia về hôn nhân và động lực thúc đẩy sinh sản có 9,9% phụ nữ ở tuổi 20~39 ngừng sinh con, họ chỉ đẻ 1 con do gánh nặng chi phí nuôi dạy trẻ và 18,2% do gánh nặng chi phí giáo dục (những người có 2 con thì tỷ lệ lần lượt là 11,9% và 23,8%). Điều này một phần là do không còn quan điểm trẻ em sinh ra là một sự đầu tư lớn của cha mẹ, một sự bảo đảm chắc chắn khi về già. Ngày nay, việc nuôi dưỡng con được coi là chi phí cơ hội cho thời gian và thu nhập của các cặp vợ chồng, đặc biệt là cho phụ nữ. Gánh nặng nuôi dạy con cái như vậy cũng liên quan đến bất ổn về thu nhập và nhà ở.
Bảng 4: Thái độ của phụ nữ đã lập gia đình về con cái
(đơn vị: %)
Phải có con
Tốt hơn nếu có con
Không thành vấn đề
Không biết
Tổng
1991
40,5
30,7
28,0
0,8
100,0 (7,448)
1994
26,3
34,3
38,9
0,5
100,0 (5.175)
1997
24,8
35,0
39,4
0,8
100,0 (5.409)
2000
16,2
43,2
39,5
1,1
100,0 (6.350)
2003
14,1
41,8
43,3
0,8
100,0 (6.599)
2006
10,2
39,3
49,8
0,7
100,0 (5.386)
Nguồn: KIHASA, Khảo sát về khả năng sinh sản quốc gia và y tế gia đình mỗi năm.
Bảng 5: Chi phí cho chăm sóc và giáo dục con tính trên mỗi hộ gia đình
(đơn vị: nghìn won, %)
Nhà có 1 con
Nhà có 2 con
Nhà có 3 con
0-2 tuổi
3-5 tuổi
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung bình
Hộ gia đình có thu nhập cao
214 (4,8)
432 (8,3)
843 (16,0)
1.027 (20,9)
660 (13,6)
898 (19,3)
1.160 (23,0)
Hộ gia đình có thu nhập thấp
152 (8,2)
332 (16,7)
362 (17,0)
562 (26,0)
372 (19,6)
505 (24,3)
582 (26,7)
Chú thích: 1) các tiêu chí là thu nhập trung bình hàng tháng (3.073.029 won) của gia đình hạt nhân năm 2003, cung cấp bởi KNSO.
2) ( ) biểu thị tỷ lệ % của chi phí nuôi dạy và giáo dục con cái trên tổng thu nhập.
Bảng 6: Số liệu trong việc chăm sóc con
Năm
Tiền trợ cấp (Triệu won)
Nghỉ phép chăm sóc con
Chi trả hàng tháng (won)
Tỷ lệ nghỉ chăm sóc con trên nghỉ sinh con
Tổng
Phụ nữ
Đàn ông
2003
10.576
6.816
6.712
104
300.000
21%
2004
20.803
9.304
9.123
181
400.000
24%
2005
28.242
10.700
10.492
208
400.000
26%
2006
34.521
13.670
13.440
230
400.000
28%
2007
60.989
21.185
20.875
310
500.000
36%
Nguồn: Bộ Lao động (2008), Thống kê hàng năm của Bảo hiểm việc làm (2007)
Ở Hàn Quốc, phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế ngày càng nhiều. Tỷ lệ tham gia kinh tế của phụ nữ ở độ tuổi 25-29 tăng từ 47,9% trong năm 1995 lên 72,7% trong năm 2007. Ở nhóm phụ nữ tuổi từ 30-34, tỷ lệ lần lượt là 47,6% (1995) lên 73,2% (2007). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội Hàn Quốc và cơ sở hạ tầng không được xây dựng tốt để tạo điều kiện để phụ nữ chu toàn công việc và gia đình, bao gồm cả việc chăm sóc trẻ. Trợ cấp nghỉ thai sản và nghỉ phép chăm sóc con hạn chế trong việc duy trì chi tiêu hộ gia đình. Trên tất cả, không khí văn hóa xã hội như việc làm thân thiện gia đình và gia đình bình đẳng giới đã không được nuôi dưỡng tốt. Ví dụ, tính trung bình trong một ngày làm việc, người mẹ đi làm dành197 phút cho việc nhà và chăm sóc trẻ nhưng người bố chỉ dành 72 phút. Dịch vụ chăm sóc trẻ và các cơ sở vật chất không thích hợp cho các nhu cầu khác nhau của người mẹ đi làm ở cả hai mặt số lượng và chất lượng. Ví dụ, cơ sở chăm sóc trẻ chỉ đáp ứng 30% nhu cầu trong năm 2005. Theo văn hóa Hàn Quốc, vai trò của đàn ông trong việc nhà vẫn ít nhiều giống như trong quá khứ, đặc trưng bởi sự gia trưởng của họ. Việc cân bằng giữa công việc gia đình và các hoạt động kinh tế nổi lên như một thách thức lớn hơn đối với phụ nữ. Họ có xu hướng sinh con muộn và sinh ít hơn, một số thậm chí không muốn có con. Cuối cùng, phụ nữ phải chọn một giữa công việc và gia đình trong xã hội Hàn Quốc. Theo báo cáo năm 2005 Khảo sát quốc gia về hôn nhân và động lực thúc đẩy sinh sản, có 60,6 % phụ nữ mất việc do hôn nhân và 49,8% do sinh con đầu lòng.
Một điều dễ dàng phân biệt Hàn Quốc với các nước phương Tây như Pháp và Thụy Điển là tại Hàn Quốc sinh con trước hôn nhân sẽ chịu áp lực mạnh mẽ cả về mặt xã hội và cá nhân. Khoảng cách phát triển kinh tế-sinh học trong độ tuổi kết hôn và các hoạt động tình dục đã làm tăng số lần mang thai trước hôn nhân. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, nơi mà việc tổ chức nghi lễ kết hôn được coi như một chuẩn mực xã hội và việc mang thai khi chưa kết hôn là không thể chấp nhận được, hầu hết thai nhi sẽ bắt buộc phải hủy bỏ vì sự chỉ trích và đối xử lạnh nhạt của xã hội. Theo một cuộc khảo sát năm 2005 (Bộ Y tế và Phúc lợi), 42% trong tổng số 350.000 ca nạo phá thai diễn ra hàng năm là phụ nữ mang thai chưa lập gia đình. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh của Hàn Quốc bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi hôn lễ.
Nguyễn Phương Thảo lược dịch
Nguồn: The Japanese Journal of Population, Vol.7, No.1 (March2009), Low Fertility and Policy Responses in Korea của tác giả Sam-Sik Lee.