Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


6 THÁCH THỨC KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC HIỆN NAY

Đăng ngày:

1) Năm 2012 có 300.000 sinh viên Hàn Quốc tốt nghiệp đại học nhưng chỉ có 18.500 việc làm dành cho họ. Có những yếu tố nào đang tác động lên thế hệ trẻ?

Đây là một trường hợp nghiên cứu về cung vượt quá nhiều so với cầu. Đây là  điểm nhấn kinh tế mấu chốt để thế hệ trẻ cố gắng tìm được việc làm sau khi ra trường. Điều này có ảnh hưởng rất lớn vì thông thường đó là công việc đầu tiên xác định con đường sự nghiệp của mỗi người. Thống kê này không chỉ ra nhu cầu chồng chéo vô hình đối với cùng một loại công việc trong các công ty và tổ chức khác nhau. Ở Hàn Quốc có quan niệm đơn giản về “thành công” trong tìm kiếm việc làm, đó là làm việc trong các tập đoàn lớn (như Hyundai, Samsung, LG)  hoặc trở thành quan chức chính phủ.  Vì có rất nhiều thanh niên vẫn sống với bố mẹ đến khi họ kết hôn nên họ không ở trong “sức ép kinh tế” so với những người đang tìm kiếm việc làm ở Mỹ và châu Âu – nơi mà tính độc lập được đề cao rất lớn.

2) Việc đảm bảo công việc tối thiểu rất khó khăn, nên nhiều thanh niên Hàn Quốc đã từ bỏ ước mơ của mình, đi tìm những công việc giản đơn trả lương thấp và trì hoãn việc kết hôn. Vậy làm thế nào để có thể định hình lại nền kinh tế?

Những thách thức công việc của thanh niên Hàn Quốc đã dẫn đến hiện tượng “thế hệ bị đánh mất” – chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc (những người đang tìm kiếm công việc trong độ tuổi từ 15 đến 29) thì tỉ lệ này nhiều hơn hoặc xấp xỉ mốc 7%, gần gấp đôi tỉ lệ thất nghiệp chung. Điều thú vị là chỉ duy nhất khía cạnh văn hóa của Hàn Quốc đạt sự cân bằng này, khi mà có rất nhiều tài năng xuất sắc của Hàn Quốc không tích cực tham gia trị trường lao động bởi họ “rất gần với việc chuẩn bị kiểm tra liên miên” như một sự mặc định trong sự nghiệp của bản thân. Điều này dẫn đến hình thức làm việc một vài năm để học tập và tham dự kỳ thi tuyển vào các công ty hoặc cơ quan nhà nước. Ví dụ, cuộc thi để được trở thành luật sư ở Hàn Quốc trước đây nổi tiếng là rất khó khăn khi tỉ lệ đỗ thấp, chỉ khoảng 3 – 5%. Ngay cả những người vượt qua kỳ thi thành công đều là những người trải qua trung bình 3 năm đi học việc. Ở Nhật Bản cũng xảy ra hiện tượng “thế hệ bị đánh mất” tương tự. Trong ngắn hạn, đối với Hàn Quốc hiện tại, thanh niên nước này sẽ kiếm được ít tiền hơn, trong một thị trường lao động nhiều thay đổi và biến động, điều này sẽ thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong tương lai gần.

3) Nhiều người không thể tự tiết kiệm cho căn nhà của họ và dành dụm khoản tiền khi về hưu. Vậy làm thế nào để Hàn Quốc và chính phủ có thể tiếp tục hỗ trợ dân số già trong khi họ sẽ không thể tự lo cho bản thân mình được lâu hơn nữa?

Theo chúng tôi, bằng chứng cho thấy Hàn Quốc là một trong những xã hội có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Chẳng mấy chốc cấu trúc nhân khẩu học sẽ trở thánh gánh nặng đầu tiên với người cao tuổi, những người đang tìm kiếm các quỹ phúc lợi hơn là đóng góp cho quỹ. Hậu quả là, một đất nước sẽ đứng trước một sức ép lớn để tìm ra cách trả cho những nguồn phúc lợi công với một lực lượng lao động thu hẹp, tỉ lệ sinh thấp và một xã hội siêu già hoá. Cuối cùng, nếu không tìm ra một giải pháp thì Hàn Quốc sẽ dễ dàng mắc phải gánh nợ (thông qua sự phát hành trái phiếu của chính phủ Hàn Quốc trong những thị trường mở). Nhưng, các kế hoạch này chỉ là biện pháp tạm thời, không giải quyết được khó khăn mà còn gây khủng hoảng tài chính.

4) Nhiều du học sinh đang tìm kiếm bước đi thành công trên con đường khởi nghiệp kinh doanh ở nước ngoài. Liệu đây có phải là một hướng đi bền vững cho thế hệ trẻ noi theo?

Điều này có ý nghĩa như một dòng chảy nhân tài của Hàn Quốc ra biển khơi. Một vài đất nước, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, đã được hưởng lợi từ cái gọi là “boomerang”[1] nhân tài, những người rời bỏ đất nước với mục đích sinh sống hoặc học tập, nhưng sau đó trở về nước vì một lý do nào đó. Một thách thức ở Hàn Quốc là nền văn hoá của đất nước này không phải là một nền văn hoá “chấp nhận rủi ro”. Hơn nữa, nó tạo một tư thế phòng ngự để bảo vệ những công việc “vĩnh viễn” với những tập đoàn lớn nhất hoặc khu vực công. Nhưng khi có một số lượng đạt ngưỡng tới hạn của nhân tài boomerang có thể làm thay đổi trục xoay sang tư thế tấn công nhiều hơn. Một trong số đó có thể chuyển hướng để tạo nên một ngày nào đó tân tiến hơn ở Hàn Quốc, một quốc gia kỳ tích kinh tế tương tự như Mỹ hoặc Israel.

5) Ngành thương mại điện tử của Hàn Quốclớn thứ 6 trên thế giới. Vậy tại sao thị trường lại vô vùng khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa có thể thâm nhập?

Lý do chính, nhưng không phải là duy nhất, đó là sự thiếu thốn của vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital – VC) của các công ty nội địa ở Hàn Quốc ngày nay. VCs tồn tại trên danh nghĩa, nhưng thực chất là sự chấp nhận rủi ro “rủi ro cao, phần thưởng cao” nhưng thiếu khí thế lâu dài. Ngoài ra, một phần đáng kể của vốn khởi nghiệp được trợ cấp thông qua chính phủ. Như cựu hiệu trưởng trường Harvard kiêm Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ, Larry Summers một lần đã châm biếm: “Chính phủ làm một nhà tư bản mạo hiểm tồi tệ”. Điều này là do phần lớn nguồn tài trợ khởi nghiệp đều được dựa trên những suy nghĩ rằng công ty được đầu tư phải tham gia thị trường chứng khoán (IPO) càng sớm càng tốt. Bởi vậy, các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận trong ngắn hạn. Có lẽ Hàn Quốc có một sự giải thích khác biệt nào đó của việc làm thế nào để tạo nên một quốc gia thần kỳ về kinh tế. Nhưng theo quan sát của chúng tôi thấy rằng, VC/ nhà đầu tư  phải kiên nhẫn và trung thành với tư duy đầu tư “99 cuộc tấn công cho 1 lần về nhà”.

6) Những khó khăn kinh tế đối với thế hệ trẻ - xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc có tiếp tục xẩy ra hoặc có hy vọng nào phía trước không?

Không ai có thể biết chắc chắn được. Nhưng trong một thời kì tăng trưởng chậm khi các chính phủ đang ngập trong nợ nần thì khó khăn kinh tế đối với thế hệ trẻ vẫn sẽ tiếp diễn. Song, có một điều may mắn, Hàn Quốc là một quốc gia có công nghệ cao, ít nhất hạng mục các sản phẩm và điều kiện tự nhiên của Seoul. Hơn nữa, trong tư duy, hệ thống điều hành của quốc gia, có một cơ hội để chuyển đổi từ tư duy “Thời đại Chosun” thành tư duy cạnh tranh toàn cầu “Hàn Quốc toàn cầu hóa”, cũng như là ngày càng ngày có nhiều người trẻ học tập, làm việc ở nước ngoài và mang những triển vọng như vậy về cho hệ sinh thái tự nhiên của đất nước họ.

(Các các hỏi và trả lời được thực hiện trong một cuộc phỏng vấn nhanh bởi Đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc tại địa phương do nhóm Nghiên cứu Asia Pacific và Jasper Kim tiến hành ngày 29/1/2013).

 

Tống Thùy Linh

Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://asiapacificglobal.com/2013/01/south-koreas-lost-generation-of-youth-6-socio-economic-challenges/



[1]. Bumerang hay Boomerang (phát âm tiếng Việt: Bum-mê-răng) là một thứ vũ khí độc đáo, thường có hình chữ V. Đây là một vũ khí có kỹ thuật cao của người nguyên thủy đã làm cho các nhà bác học phải kinh ngạc trong một thời gian dài. Khi được phóng đi nó có thể tạo ra trong không khí những đường đi rất phức tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném. Nói chung, bumerang chỉ có ở Châu Úc do thổ dân ở đó chế tạo và sử dụng. Tuy nhiên theo một số tài liệu nghiên cứu thì bumerang cũng đã được dùng ở nhiều địa phương Ấn Độ, và còn được dùng làm binh khí.


Scroll To Top