Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NĂM ĐẦU TIÊN CỦA FTA HÀN - MỸ: SỰ ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG (Phần 2)

Đăng ngày:

Những dấu hiệu thay đổi trật tự Thương mại Quốc tế

Trong năm đầu tiên của FTA Hàn-Mỹ, những dấu hiệu của một số thay đổi quan trọng đã được phát hiện trong bối cảnh thương mại quốc tế.

Thứ nhất, có những dấu hiệu của hiệp định thương mại ưu đãi ở cấp độ đa phương dịch chuyển vào mặt hàng thiết bị cao. Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những ví dụ tiêu biểu: RCEP gồm có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Australia, New Zealand, và Ấn Độ. TPP bao gồm Mỹ, Chile, Australia, Việt Nam và các quốc gia bờ biển Thái Bình Dương như Brunei.

Kể từ cuối thập niên 1990, khi các cuộc đàm phán đa phương về tự do hóa thương mại đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên của WTO đã bị đình lại, thì sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu được thực hiện tích cực theo hình thức thỏa thuận ưu đãi thương mại giữa hai bên, hoặc FTA song phương. Hiệp định thương mại tự do song phương đã góp phần rất lớn vào hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan trên các thị trường toàn cầu: một quốc gia đối tác có thể dễ dàng được lựa chọn, quyết định nhanh và được phép thực hiện. Tuy nhiên, sự gia tăng của các giao dịch thương mại đã dẫn đến một "bát mì spaghetti" của các thỏa thuận có quy tắc xuất xứ khác nhau, do đó làm tăng chi phí hành chính của các nhà xuất khẩu.

Cho nên, những cuộc đàm phán quy mô nhỏ về tự do hóa thương mại giữa các quốc gia với khu vực lân cận và gần về văn hoá hoặc có những lợi ích chung diễn ra ngày càng nhiều để cải thiện việc sử dụng các FTA.

Thứ hai, các nước tiên tiến đang trở nên tích cực hơn trong việc ký kết FTA. Mỹ và Nhật Bản đã cố gắng hội nhập thị trường toàn cầu bằng TPP, Mỹ và Liên minh châu Âu cũng muốn tham gia vào các cuộc đàm phán cho một FTA, hoặc Đối tác Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Bảng 2: Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và EU (2011)

 

Mỹ

EU

GDP (100 triệu USD)

150,757

175,832

Phần xuất khẩu (%)

18,5

16,9

Phần nhập khẩu (%)

16,9

11,1

Hàng hoá xuất khẩu (100 triệu Euro)

1,890

2,698

Dịch vụ xuất khẩu (100 triệu Euro)

1,401

1,456

Đầu tư trực tiếp (100 triệu Euro)

1,501

1,235

*Phần xuất khẩu và nhập khẩu đề cập đến tỷ lệ nước đối tác trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước.

Đã có những nỗ lực hội nhập kinh tế giữa các quốc gia tiên tiến trước. Trong những năm 1990, sự xem xét dựa trên những khái niệm và nghiên cứu chính thức về hội nhập kinh tế cũng liên tục được tiến hành. Tuy nhiên, chưa đạt được những kết quả rõ ràng. Những lợi ích của các FTA được đặt ra bởi môi trường thương mại tại thời điểm này chỉ 1-2% thuế và sự tiếp cận thị trường là tương đối dễ dàng. Ngoài ra, căng thẳng ngoại giao giữa các cường quốc thế giới đã làm lu mờ các cuộc đàm phán thương mại.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các quốc gia tiên tiến một lần nữa nhận ra sự cần thiết của hợp tác kinh tế giữa họ với nhau vì sản xuất và xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và các mối đe dọa từ các nền kinh tế châu Á tăng lên.

Không thể chắc rằng FTA giữa các nền kinh tế tiên tiến sẽ kết thúc trong  một thời gian ngắn do xung đột lợi ích lớn của họ. Các quốc gia này chia sẻ cấu trúc công nghiệp tương đối cao và có hệ thống chính trị, trong đó, các nhóm lợi ích, đặc biệt là các lĩnh vực dễ bị tổn thương có thể áp dụng sức ép một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành các FTA, các nước tiên tiến có khả năng sẽ tham gia vào hợp tác thương mại, do đó có thể sẽ dẫn đến việc tạo ra các tiêu chuẩn sản xuất mới và các quy tắc thương mại thuận lợi cho các nền kinh tế tiên tiến hơn những quốc gia mới nổi. Đây là lý do tại sao sự hình thành các FTA giữa các cường quốc kinh tế cần được chú ý.

Thứ ba, Nhật Bản đang thay đổi thái độ của mình. Theo truyền thống, Chính phủ Nhật Bản thể  hiện sự thờ ơ đối với các FTA. Hiếm khi họ dẫn dắt các cuộc thảo luận hoặc có những nhượng bộ lớn để tạo sự tiến triển trong đàm phán. Về hội nhập kinh tế với các quốc gia tiên tiến khác mà đòi hỏi mức độ cao của tự do hoá thương mại và sự cạnh tranh khốc liệt thì thái độ của Nhật Bản thậm chí còn thụ động hơn. Tuy nhiên, chính quyền mới nhậm chức vào cuối năm 2012 của thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một thái độ khác hẳn. Như được minh chứng bằng tuyên bố tham gia vào TPP  gần đây của mình, Nhật Bản hiện nay hoàn toàn chủ động trong mở cửa thị trường. Không giống như trước đây khi họ miễn cưỡng mở cửa thị trường để bảo vệ các ngành công nghiệp yếu kém của mình, thì giờ đây Tokyo mong muốn các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương này để tăng cường khả năng cạnh tranh của họ.

Chuẩn bị cho những thay đổi trong Môi trường Thương mại Toàn cầu

Những thay đổi trong trật tự thương mại quốc tế có một ý nghĩa rất lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc. Điều này là do Hàn Quốc đã tích cực hướng tới các FTA song phương, hiện nay cần phải chuyển sự chú ý của mình vào việc mở rộng và tổ chức lại các hiệp định thương mại đa phương. Đặc biệt, họ cho rằng số lượng ngày càng tăng các công ty nhỏ và vừa tạo ra gánh nặng bởi các chi phí hành chính để thực hiện theo yêu cầu của FTA, các  hiệp định đa phương là một lựa chọn hữu ích để giải quyết vấn đề.

Sự gia tăng của hội nhập kinh tế giữa các nước phát triển đang đe dọa nền kinh tế Hàn Quốc, bởi vì liên minh chiến lược được hình thành bởi các nền kinh tế tiên tiến và những nỗ lực chung của họ để nắm giữ Trung Quốc bằng việc ngăn chặn khả năng làm gián đoạn đáng kể mạng sản xuất toàn cầu được xây dựng cho đến nay bởi các công ty Hàn Quốc trong khu vực Đông Á .

Có mối quan ngại rằng, sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào các FTA sẽ đe dọa tình trạng như một trung tâm FTA của Hàn Quốc. Kể từ khi ký kết FTA với Mỹ và EU, Hàn Quốc đã chứng kiến ​​mức gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ từ các quốc gia tiên tiến mà còn từ các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ và cũng được hưởng lợi từ sự phân phối sản xuất toàn cầu. Nhưng, nếu Nhật Bản với lợi thế cạnh tranh của mình trong sản xuất tư liệu sản xuất và tích cực tham gia vào các FTA thì có khả năng Hàn Quốc sẽ phải chia sẻ với Nhật Bản những lợi ích  đã đạt được cho đến nay.

Vì vậy, nhân dịp kỷ niệm năm đầu tiên của FTA Hàn-Mỹ, Hàn Quốc phải chú ý hơn nữa thảo luận cách thức tự chuẩn bị như thế nào cho trật tự thương mại toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hơn là đánh giá kết quả thương mại tự do của mình với Mỹ trong suốt năm qua.


Trần Thị Duyên - Viện NC Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/essays/view.asp?volume_id=137&content_id=104653&category=G


Scroll To Top