Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌM HIỂU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM (Phần 2)

Đăng ngày:

Có thể nói, các hoạt động CSR tiêu biểu ở đây bao gồm các hoạt động đa dạng như xây nhà tình thương, đến thăm và quyên tặng những trang thiết bị, tuyển dụng định kỳ người khuyết tật, cung cấp miễn phí các dịch vụ y tế v..v, tùy từng doanh nghiệp đã làm tốt theo những cấp độ khác nhau. Song, có một điểm chung là các công ty này không chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội như một hoạt động tình nguyện đơn thuần mà họ còn triển khai một cách đều đặn những hoạt động này để có thể hỗ trợ được nhiều hơn nữa những khu vực cần giúp đỡ thông qua sự hợp tác với xã hội địa phương, kể từ khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

 

Ví dụ như trường hợp Công ty xúc tiến các dịch vụ y tế miễn phí với tư cách là hoạt động trách nhiệm xã hội. Dựa trên kế hoạch hàng năm, công ty triển khai các hoạt động như gửi bệnh nhân sang Hàn Quốc phẫu thuật.

Những hoạt động này được tiến hành đều đặn hàng năm ngay từ thời kỳ đầu khi công ty thâm nhập thị trường. Nhờ thế mà, công ty đã được người dân địa phương nhìn nhận không chỉ trên phương diện giúp đỡ đơn thuần cho sự phát triển kinh tế địa phương mà còn với tư cách là nguồn động lực quan trọng không thể thiếu tại địa phương. Thêm vào đó, nhờ những hoạt động này mà khi giới thiệu về doanh nghiệp, ai cũng đều cảm thấy tự hào khi được làm việc ở công ty mình.

Mặt khác, trường hợp công ty tuyển dụng  những cặp vợ chồng người khuyết tật theo định kỳ, ban đầu không phải với mục đích quảng bá mà là kết quả của chính sách tuyển dụng của công ty dựa theo luật lao động của Hàn Quốc. Kết quả là tin đồn về các cặp vợ chồng lan rộng và doanh nghiệp ấy được biết dến như một điển hình về hoạt động trách nhiệm xã hội tại địa phương .

Dù điểm chính khi đánh giá các hoạt động động trách nhiệm xã hội dựa trên tính đa dạng của các hoạt động với trách nhiệm xã hội đóng vai trò là một nhân tố chính cũng như việc mang lại ưu đãi cho xã hội địa phương nhưng đó cũng chỉ là bước  mở đầu cho các hành động như cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và tăng cường chế độ phúc lợi, bảo vệ môi trường xã hội địa phương thông qua việc tuân thủ luật môi trường v..v giống như ở các nước phát triển.

a. Những điểm thuận lợi khi tiến hành trách nhiệm xã hội

Nhật báo The better future đã tiến hành tìm hiểu về “những băn khoăn đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam” của 5 công ty gồm Tập đoàn công nghiệp nặng DOOSAN ( DOOSAN VINA), Ngân hàng Shin Han Việt Nam,  Công ty TNHH  Hyosung , Công ty Silkroad Hà Nội, Công ty Darby-CJ Genestics.

  • Thu hút được sự ủng hộ và quan tâm của chính phủ Việt Nam

Khi lựa chọn đối tác cho các dự án chung, chính phủ Việt Nam cũng thường xét đến các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. (dẫn lời của người phụ trách hoạt động xã hội của Doosan.)[1]

Khi thành lập Công ty Doosan Vina ở tỉnh Quãng Ngãi vào năm 2009, tập đoàn Doosan cũng đồng thời bắt đầu tiến hành các hoạt động xã hội của mình. Trong khi tìm kiếm khu vực khó khăn cần được giúp đỡ, họ đã nhận thấy tại huyện đảo An Bình có khoảng 500 người dân sinh sống nhưng chưa được cung cấp điện và nước sạch. Do đó, Công ty Doosan Vina đã quyên tặng máy khử muối nước biển trị giá 1 tỷ won, giúp cung cấp khoảng100 tấn nước sạch mỗi ngày cho huyện đảo An Bình. Sau hoạt động này, thái độ của chính phủ Việt Nam với công ty đã đổi khác. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ tích cực hơn với những hoạt động xã hội mà công ty Doosan Vina tiến hành. Một ví dụ là khi công ty thực hiện dự án cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em địa phương, các cơ quan y tế có liên quan của Việt Nam đã trực tiếp giúp lên danh sách các em nhỏ. Thêm nữa, chính phủ Việt Nam đã lựa chọn Doosan Vina là đối tác cho dự án phát triển nhà máy nhiệt điện chuẩn và đã mời công ty tham gia dự thầu nhà máy nhiệt điện Mông Dương. Đại diện của Doosan cũng cho biết rằng, giờ đây mối quan hệ đã trở nên thân thiết đến mức khi công ty có kế hoạch thực hiện dự án xã hội thì chúng tôi sẽ cùng với chính phủ Việt Nam bàn thảo và quyết định các nội dung chi tiết như mục đích, phương hướng, tiêu chuẩn tài trợ, tính hiệu quả .

  • Hoạt động xã hội góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

Theo các chuyên gia phân tích, Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thêm nữa sự quan tâm của người tiêu dùng đối với hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng. Những doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể cảm nhận thấy được bầu không khí này. Ngân hàng Shin Han – một trong những công ty xâm nhập vào Việt Nam bằng cách lập chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 cũng đã bắt đầu hoạt động cống hiến cho xã hội từ năm 2006. Công ty này đã và đang xây trường học tình thương, trao học bổng cho các học sinh cấp 2, cấp 3 và sinh viên đại học. Công ty này cũng phối hợp với Hội chữ thập đỏ Việt Nam để hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim. Hàng tháng, vào “ngày xanh” quy định, toàn thể nhân viên công ty lại mặc đồng phục của nhóm tình nguyện, dọn dẹp công viên và thiết bị sinh hoạt xung quanh chi nhánh. Năm ngoái, Ngân hàng cũng đã nhận được giải thưởng cao quý từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Một quan chức của Ngân hàng Shin Han cho biết, từ năm nay chúng tôi sẽ tiến hành hoạt đông trách nhiệm xã hội về giáo dục với đối tượng là nhân viên người Việt Nam và dự định sẽ tăng thêm tính chuyên nghiệp cho hoạt động trách nhiệm xã hội này.

Công ty “ Silkroad Hà Nội” thuộc tập đoàn chuyên về phụ gia bê tông  Silkroad CNT, tập đoàn với doanh thu đạt tới mức 70 tỷ won đã chủ trì buổi hòa nhạc “Đêm nhạc Thần tượng - Going together Concert in Vietnam with 2NE1 nhân kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Hàn vào năm 2011. Số tiền thu được từ buổi công diễn khoảng 25 triệu won đã được chuyển thành học bổng cho các học sinh vượt khó.Tháng 12 năm ngoái, công ty đã tới thăm Trung tâm Phúc lợi xã tại địa phương và quyên tặng gạo, máy điều hòa, quần áo... Ông Lee Chung Won – Giám đốc công ty Silkroad Hà Nội cho hay, sản phẩm của công ty không phải là mặt hàng tiêu dùng thông dụng khó tiếp cận được với người dân địa phương, nhưng sau buổi hòa nhạc, công ty sẽ trở nên gần gũi hơn trong mắt giới trẻ Việt Nam. Đồng thời đây mới là giai đoạn khởi đầu hoạt động xã hội của công ty nhưng phản ứng của người dân tốt hơn nhiều so với chúng tôi dự đoán.

b. Những hạn chế khi tiến hành trách nhiệm xã hội

  • · Hệ thống hành chính cứng nhắc của Việt Nam làm gián đoạn quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đều cho rằng, hệ thống pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót nên có nhiều điểm bất lợi khi tiến hành các hoạt động cống hiến cho xã hội Việt Nam.

Công ty Darby chuyên cung cấp giống heo hàng đầu trong nước ( cải tiến và phổ biến những sản phẩm tốt nhất) đã thành lập tổ chức pháp nhân ở Việt Nam vào năm 2005. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đứng thứ ba về lĩnh vực chăn nuôi nhưng kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều thiếu sót nên không thể vận dụng đầy đủ nguồn nguyên liệu này. Công ty này cũng đã xây dựng Viện Nghiên cứu và Đào tạo về chăn nuôi ở vùng lân cận tỉnh Bình Dương, đồng thời, đưa nguồn nhân lực ưu việt của Hàn Quốc sang và bắt đầu truyền đạt kỹ thuật này. Công ty cũng phát hành sách chăn nuôi và hướng dẫn cho nông dân Việt Nam, đồng thời, mời những người được hướng dẫn sang Hàn Quốc để cùng trao đổi kinh nghiệm.Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật cứng nhắc của Việt Nam mà đã nảy sinh nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động trách nhiệm xã hội. Một quan chức của Darby cho biết: “ Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên khi thực hiện hoạt động giảng dạy về chăn nuôi, chúng tôi phải xin khá nhiều giấy phép. Thủ tục xin cấp phép khá phức tạp và tốn nhiều thời gian nên việc điều khiển chương trình cũng khó khăn nhiều.”[2]Người phụ trách về hoạt động cống hiến cho xã hội của công ty Hyosung cũng cho biết, nếu định tiến hành các hoạt động tình nguyện về y tế thì có quá nhiều cơ quan của Việt Nam chúng tôi phải xin phép như Ủy ban nhân dân. Các bộ ban ngành y tế, Hội chữ Thập đỏ v..v và chỉ trích về thủ tục xin cấp phép khó khăn của chính phủ Việt Nam. Ông cũng nói thêm rằng, khi nhập hay sử dụng thuốc, trang thiết bị, chúng tôi cũng vấp phải những qui chế ngặt nghèo.

Công ty Hyosung đã thành lập tổ chức pháp nhân tại Việt Nam vào năm 2007 và từ năm 2011, công ty đã thành lập đoàn tình nguyện về y tế có tên là “ Đoàn thám hiểm nụ cười” và đang điều trị bệnh cho người dân ở khu vực xa xôi, hẻo lánh. Công ty cũng đang điều hành đoàn tình nguyện” Thử thách cùng màu xanh” chuyên phát triển, nghiên cứu kỹ thuật phù hợp và cần thiết cho địa phương. Năm ngoái, công ty đã phát triển loại “ bếp xanh” – một loại bếp giảm đáng kể khí thải. Với tính năng vượt trội và giá cả hợp lý, sản phẩm này đã tạo nên hiệu ứng tốt đối với người dân địa phương..

  • Việc thiếu các chuyên gia về địa phương cần được thay thế bằng phương án “ hợp lực”

Một nỗi lo lắng lớn của những doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam là việc “rất khó để gặp những chuyên gia về trách nhiệm xã hội nắm rõ tình hình địa phương.” Ông Lee Chung won, giám đốc của Silkroad Hà Nội cho hay, ở Việt Nam không có cơ quan chuyên về trách nhiệm xã hội và ngay cả các công ty Hàn Quốc cũng không có sự trao đổi thông tin với nhau cho nên dẫn đến tình trạng khó khăn khi phát triển các hoạt động cống hiến cho xã hội này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tiến hành hoạt động cống hiến cho xã hội một cách đơn độc nên có nhiều hạn chế.Vì thế, các doanh nghiệp Hàn Quốc nên tập trung lại để phát triển nhiều hoạt động trách nhiệm xã hội cùng nhau thì sẽ tốt hơn.

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng có ý định hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để nâng cao tính chuyên nghiệp về hoạt động này. Đại diện của của Darby-CJ Genestics cho biết, các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, gây giống của Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam đang liên kết lại để cùng nhau tiến hành các hoạt động xã hội. Người phụ trách mảng cống hiến cho xã hội của công ty Darby làm rõ, Chúng tôi cũng đang có kế hoạch để xúc tiến các hoạt động tình nguyện về y tế với Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam. Một quan chức của công ty công nghiệp nặng Doosan cũng nói thêm rằng: “Chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân cần có sự hợp tác liên tục và bền vững để hoạt động trách nhiệm xã hội  không chỉ đơn thuần hạn chế trong hoạt động tình nguyện địa phương của doanh nghiệp.”[3]

Tổng hợp: Nguyễn Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Theo nguồn:

http://news.chosun.com/site/data/html_dir/2013/03/25/2013032501613.html

http://cafe.daum.net/V.I.V/F9TQ/103?docid=1E01tF9TQ10320120109133355

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/02/20/4438/


Scroll To Top