Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CÁC CƯỜNG QUỐC BẬC TRUNG GIỐNG NHƯ HÀN QUỐC KHÔNG THỂ THIẾU SỨC MẠNH MỀM VÀ SỨC MẠNH HỆ THỐNG (Phần 2)

Đăng ngày:

Những hạn chế của sức hấp dẫn

Sự nhập nhằng trong hiệu quả của sức hấp dẫn văn hóa dẫn đến một vấn đề tranh đua. Sức mạnh mềm của một quốc gia có hiệu quả nếu các quốc gia khác tranh đua hoặc quốc gia đó sẵn sàng để được xã hội hóa thông qua nó. Nguồn văn hóa đại chúng có thể hữu ích nếu nguồn văn hóa này ở các quốc gia khác lôi cuốn họ tranh đua những qui tắc, giá trị và chính sách của quốc gia này. Để thực hiện một yêu sách văn hóa, chúng ta cần tìm hiểu những cơ chế của sức hấp dẫn văn hóa dẫn đến sự tranh đua toàn quốc. Vấn đề này đã không được giải quyết đầy đủ.

Dường như những điều quan trọng hơn đang đặt ra những mục tiêu chung cho một quốc gia tìm kiếm, và rộng hơn là bản sắc dân tộc mà nó theo đuổi. Nếu một quốc gia kiên trì theo đuổi bản sắc dân tộc phù hợp với các giá trị quan trọng thì có nhiều khả năng nó được đua tranh bởi các quốc gia khác. Tương tự như vậy, các chính sách thể hiện giá trị quan trọng có nhiều khả năng được chấp nhận. Các giá trị chính trị như dân chủ và nhân quyền chắc chắn hấp dẫn những người khác. Song lại không đủ để tuyên bố chúng. Các quốc gia khác xem quốc gia này thực hiện những giá trị trong và ngoài nước như thế nào. Nếu các nước khác lĩnh hội chuẩn mực và thái độ đạo đức giả thì ít có khả năng đạt được các mục tiêu chính sách mong muốn. Ngoại giao nhân quyền của Nhật Bản là một ví dụ. Trong khi quyền con người của Nhật Bản ghi nhận ở trong nước là đủ, thì danh tiếng quốc tế của nó đã bị tổn hại bởi những từ chối về sự tham gia có tính hệ thống của chính phủ thời chiến trong chính sách “phụ nữ mua vui" và các tội ác khác của thời kỳ này.

Vật lộn với khái niệm cường quốc bậc trung

Được coi như một cường quốc bậc trung, Hàn Quốc đã phải vật lộn với sức mạnh mềm và sức mạnh hệ thống như một cơ sở cho ngoại giao công chúng của mình. Dựa trên các biến hữu hình như tổng sản phẩm quốc nội, dân số và khả năng quân sự, thì thực sự đó là một cường quốc bậc trung. Năm 2010, GDP của Hàn Quốc xếp thứ 15 trên thế giới, trong khi ngân sách quân sự của họ xếp thứ 12. Trong khi đó, dân số khoảng 50 triệu người. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Hàn Quốc trong vòng 15 năm qua có liên quan tới các đối thủ cạnh tranh kinh tế của mình, cùng với sự chênh lệch thu nhập tăng và dân số già, một mục tiêu thực tế cho đất nước này sẽ là duy trì thứ hạng hiện tại của mình trên thế giới.

Các học giả và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại đã chỉ ra "tâm lý cường quốc yếu" của nền ngoại giao Hàn Quốc, đó là chuyên tâm theo đuổi nền an ninh riêng của mình, thường là thông qua một liên minh với một cường quốc mạnh. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng, Hàn Quốc nên đóng một vai trò quốc tế tương xứng với khả năng hữu hình ngày càng tăng của họ. Cái gọi là sự đóng góp ngoại giao trong lĩnh vực hợp tác phát triển và hoạt động gìn giữ hòa bình. Sự tham gia tích cực hơn vào các hoạt động quản trị toàn cầu, chẳng hạn như là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G-20, được coi như là một cách cho Hàn Quốc tăng sức mạnh mềm của mình.

Khái niệm hóa nền ngoại giao cường quốc bậc trung dựa nhiều vào môi trường quốc tế đang thay đổi và sự định hướng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Sự cân bằng sức mạnh toàn cầu đã bắt đầu thay đổi trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 với sự suy giảm tương đối của Hoa Kỳ, còn Nhật Bản và châu Âu trong tình trạng trì trệ, còn cái gọi là các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ) lại phát triển. Điều này đang tạo ra một không gian quốc tế dễ thay đổi mà trong đó có hơn một vài quốc gia đang trở thành những người chơi chiếm ưu thế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các cường quốc bậc trung như Hàn Quốc có thể tìm thấy căn phòng (hay một phân khúc thị trường) để đóng một vai trò có ý nghĩa bằng những cách giúp phối kết hợp giữa các cường quốc lớn truyền thống, các cường quốc mới nổi và các thực thể phi nhà nước.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong sức mạnh toàn cầu cũng tạo ra những căng thẳng trong khu vực Đông Á, nó bị thúc đẩy bởi logic của sự chuyển đổi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong khi Mỹ đang phản ứng thông qua các chiến lược cam kết và cân bằng phức tạp. Sự phát triển này đang tạo thêm nhiều khó khăn hơn cho Hàn Quốc để theo đuổi các mục tiêu riêng của mình. Số phận của bán đảo Hàn nằm ​​trên các đường đứt gãy được vẽ nên bởi hai cường quốc này. Điều này làm tăng thêm sự cần thiết cho Hàn Quốc để đóng vai trò như một cường quốc bậc trung  nhằm làm dịu sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn và thay đổi nền chính trị của cường quốc lớn.

Trong bối cảnh này, khái niệm hóa cường quốc bậc trung hiện tại là không đủ. Các cường quốc bậc trung thông thường được công nhận bởi các loại vấn đề, bao gồm cả các vấn đề an ninh phi truyền thống mà ứng xử của nước đó hướng vào, chẳng hạn như môi trường, công nghệ và hỗ trợ phát triển. Ứng xử của họ được mô tả như là “công dân quốc tế tốt”, người theo chủ nghĩa quốc tế, người theo chủ nghĩa đa phương, nhà hoạt động và độc lập trong các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, nếu nền ngoại giao của cường quốc bậc trung diễn ra theo cách này, nghe có vẻ ngây thơ, hay tốt nhất chỉ áp dụng một phần đối với Hàn Quốc, bởi vì nước này đang phải đối mặt với những thách thức địa chính trị nghiêm trọng do các mối đe dọa hiện hữu liên tục từ miền Bắc, và do đó, bị sa lầy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong an ninh truyền thống.

Sự phân tích sức mạnh hệ thống làm sáng tỏ vai trò và đặc điểm mới của cường quốc bậc trung. Hàng loạt các bài viết chính sách đối ngoại gần đây được Bộ Ngoại giao và Thương mại và Quỹ Hàn Quốc tài trợ đề xuất thực hiện nền ngoại giao của cường quốc bậc trung từ một triển vọng của sức mạnh hệ thống. Những bài viết này xác định ba hình thức của sức mạnh hệ thống dựa trên cơ cấu hệ thống – sức mạnh xã hội, sức mạnh môi giới và sức mạnh thiết kế. Phân loại sức mạnh này thành 3 vài trò tương ứng trong một thế giới có hệ thống:

- Một người triệu tập, cùng đưa các thực thể nhà nước và phi nhà nước hoạt động cùng nhau vì sự hiểu biết, lợi ích vào những nguyên tắc chung.

- Một nhà môi giới, nhiều hơn so với chỉ một nhà kết nối, cung cấp phương thức chuyển đổi, sự thay đổi và sự thuyên chuyển giữa các hệ thống khác nhau.

- Một kiến ​​trúc sư, không hoàn toàn là một nhà thiết kế hệ thống nhưng là một đối tác, người có thể cung cấp những điều chỉnh hệ thống và sự phóng tác mà làm tăng sự hoán đổi, giảm sự dư thừa và tạo ra thứ bậc.

 

Hồng Duyên – Viện NC Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.globalasia.org/V7N3_Fall_2012/Yul_Sohn.html


Scroll To Top