SỰ TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA ĐA VĂN HOÁ VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (phần 3)
Đăng ngày:
VI. LỜI KẾT Điểm trung bình của người trả lời trong điều tra này là 51,17 điểm, nằm ở khoảng giữa, không quá cao cũng không quá thấp. Tất nhiên, để đo lường chính xác hơn cho dù con số này là cao hay thấp, có thêm nhiều cuộc điều tra hơn nữa sẽ là cần thiết để xem xét các xu hướng trong những năm qua. Các nghiên cứu về sự tiếp nhận đa văn hóa vẫn chỉ ở giai đoạn đầu. Những nghiên cứu dài hạn sẽ là cần thiết để tìm hiểu các hình thức tiếp nhận đa văn hóa và xác định những cải tiến cần thiết và chính sách tốt nhất có thể. Dựa vào những ngụ ý từ mức độ hiện tại của nghiên cứu, người Hàn Quốc có thể được chia thành hai nhóm, một nhóm tiếp xúc thường xuyên với người nhập cư nước ngoài và nhóm kia hầu như không có tiếp xúc. Nhóm trước có mức độ tiếp nhận tương đối cao. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhóm này có sự tiếp xúc rất thường xuyên, chẳng hạn như các thành viên trong gia đình của người nhập cư không có sự tiếp nhận bằng những người trả lời trong nhóm hầu như không có tiếp xúc. Những người có sự tiếp xúc thường xuyên hơn có ít suy nghĩ cố hữu về người di cư hơn. Hơn nữa, tiêu chuẩn của họ để chấp nhận người di cư là thành viên của xã hội Hàn Quốc không cao bằng những người được cho là công chúng nói chung. Tuy nhiên, họ có nhiều kỳ vọng cho những người di cư hòa nhậpvào văn hóa và chấp nhận phong tục Hàn Quốc. Do đó, đối với nhóm người này, môi trường chính sách phải được tạo ra để cung cấp không chỉ là tiêu chuẩn giáo dục về sự hiểu biết đa văn hóa mà còn tăng cường các chương trình khác. Cuộc khảo sát năm 2011 về sự tiếp nhận đa văn hóa cũng cho thấy, với những người có thu nhập thấp, người già, người lao động chân tay, công nhân lành nghề trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp thuỷ sản hay các kỹ thuật viên ít có sự tiếp nhận. Những người trong nhóm này có nhiều khả năng hình thành mối quan hệ cạnh tranh hoặc thành kiến với những người di cư khi họ có thể chia sẻ cùng một thị trường lao động. Do đó, cần có nhiều biện pháp chính sách hơn nữa để nâng cao trình độ tiếp nhận của những người này và giúp họ hiểu rõ hơn về đa văn hoá. Các chính sách này phải đi vào xem xét rằng họ hiếm khi có thể có đủ khả năng rời khỏi nơi làm việc của họ để tìm hiểu về đa văn hóa. Các phương pháp tiếp cận khác nhau phải được đặt ra với nhóm người này. Một vài ý tưởng hợp lý hơn cả là tổ chức các sự kiện đa văn hóa mà không phải là dành riêng cho các cá nhân hay các gia đình đa chủng tộc màcó thể thu hút người Hàn Quốc tham gia. Đối với sự tiếp nhận đa văn hóa từ góc độ giới, cần lưu ý đến những người có thái độ và cảm xúc có thiện chí đối với nữ di cư kết hôn. Họ vẫn muốn duy trì các giá trị văn hóa và gia đình truyền thống Hàn Quốc, chẳng hạn như bằng cách nhấn mạnh văn hóa Hàn Quốc, trật tự gia đình, Hàn ngữ và tính đồng nhất chủng tộc. Những thái độ phản ánh chính xác chính sách hỗ trợ hiện tại mà thiếu một hệ thống giá trị cơ bản về đa văn hóa trong khi mong muốn đơn phương đồng hóa văn hóa của những người di cư. Như đã thấy trong vụ giết người ở Suwon, những thiện cảm đối với người di cư dễ bị tổn thương, trong khi đó, họ có thể dễ dàng bị loại bỏ bất cứ khi nào có một vấn đề nghiêm trọng. Như trong trường hợp của Lee Jasmine, Hàn Quốc có thể đưa ra hỗ trợ và xem xét đối với các cô dâu nhập cư nhưng sự rộng lượng này có thể nhanh chóng bị lãng quên và trở thành thái độ khắc nghiệt và tàn bạo ngay sau khi họ đảm nhận một vai trò lớn hơn hơn so với hầu hết người Hàn Quốc. Để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến một vài cá nhân biến thành các vấn đề của tất cả những người di cư, hoặc thấy nhóm này là toàn bộ nguyên nhân của vấn đề, thì các phương tiện truyền thông cần phải thận trọng hơn trong phạm vi bảo mật tin tức, mà còn đòi hỏi sự chú ý từ các nhà hoạch định chính sách. Người lược dịch: Trần Thị Duyên Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/essays/view.asp?volume_id=128&content_id=104285&category=G