HÀN QUỐC ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC LẦN THỨ HAI
Đăng ngày:
Theo tờ Thời báo Hàn Quốc, thứ Sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012, Hàn Quốc đã giành được ghế ủy viên không thường trực trong 15 quốc gia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sau hai vòng bỏ phiếu của Đại hội đồng tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hàn Quốc đã giành chiếc ghế lần đầu của mình trong Hội đồng kể từ năm 1996 và đất nước này tuyên bố sẽ đóng một vai trò hàng đầu trong các nỗ lực toàn cầu vì hòa bình thế giới, bao gồm cả mối quan hệ Nam-Bắc Hàn. Hàn Quốc được bầu cùng với Luxembourg, Australia, Argentina, Rwanda, và 5 nước này sẽ phục vụ như các thành viên của 15 ghế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2013 - 2014. Sau hai vòng bỏ phiếu, Hàn Quốc đã đánh bại Campuchia và Bhutan để trở thành một thành viên của Hội đồng Bảo an khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, Hàn Quốc giành được 116 phiếu bầu, Campuchia với 62 phiếu và Bhutan với 20 phiếu. Đó là sự cần thiết để giành chiến thắng 2/3 phiếu bầu trên 193 thành viên Đại hội đồng để đảm bảo một chiếc ghế cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và họ đã phải tiến hành bỏ phiếu lần hai. Bhutan bị loại ở vòng đầu tiên, trong vòng bỏ phiếu thứ hai, Hàn Quốc đã nhận được 149 phiếu trong khi đó Campuchia chỉ được 43 phiếu. Luxembourg đã đánh bại Phần Lan để giành chiếc ghế thứ hai của hai chiếc ghế khu vực Tây Âu và các nhóm khác với 131 phiếu. Australia giành ghế đầu tiên ngay sau vòng bỏ phiếu đầu tiên. Trong một tuyên bố sau cuộc bầu cử, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cho biết, "Hàn Quốc là một trong 15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an, sẽ tham gia tích cực trong các nỗ lực của Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới". "Hàn Quốc cũng đã dự kiến đóng góp vào việc ổn định tình hình trên bán đảo Hàn trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của mình trong Hội đồng Bảo an". Bộ này cho biết kết quả của cuộc bầu cử phản ánh kỳ vọng cao của cộng đồng quốc tế đối với Hàn Quốc thông qua những nỗ lực và sự đóng góp trước đây của nước này đối với hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và hòa bình thế giới. Hàn Quốc cũng lên kế hoạch tổ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng trong tháng hai theo thứ tự bảng chữ cái. Các chuyên gia cho biết, giành chiến thắng chiếc ghế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hàn Quốc sẽ có thể tham gia trực tiếp vào các vấn đề toàn cầu bao gồm cả quan hệ Nam-Bắc Hàn và các vấn đề phụ nữ. Trong một cuộc phỏng vấn cựu ngoại trưởng, giáo sư chính trị thuộc Đại học Quốc gia Seoul ngài Yoon Young-kwan đã nói: "Với sự tái nhập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chân trời ngoại giao của chúng ta đã mở rộng". "Nó sẽ trở thành một cơ hội tốt cho Hàn Quốc để đóng vai trò lãnh đạo trên chính trường quốc tế, bao gồm gìn giữ hòa bình, giảm nghèo đói, bảo đảm sức khỏe và các vấn đề liên quan tới môi trường". Ông Yoon cho biết "Vấn đề phụ nữ là một vấn đề nhân quyền và sẽ tốt hơn khi giải quyết nó trên cơ sở đa phương và chiếc ghế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ rất hữu ích trong vấn đề đó". Hàn Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1991 cùng với Triều Tiên. Sau khi tái đắc cử vào năm 2011, ông Ban Ki-moon đang nắm giữ chức Tổng thư ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ hai. Ông Yun Deok-min, giáo sư tại Học viện Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, với sự tái nhập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, rõ ràng chúng tôi sẽ có một lợi thế khi thảo luận các nghị quyết có thể về sự chấp thuận của Liên hợp quốc trừng phạt đối với các hành động khiêu khích của Triều Tiên". Một nhà quan sát cho biết cuộc bầu cử của Hàn Quốc và Australia sẽ tạo cho Mỹ một cánh tay trong việc giải quyết căng thẳng với Trung Quốc và Triều Tiên. Bloomberg đã trích dẫn lời của Richard Gowan, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế thuộc Đại học New York: "Australia và Hàn Quốc có thể hành động như chiếc cầu nối ngoại giao hiệu quả hơn với Trung Quốc, và nếu có khủng hoảng trên bán đảo Hàn thì họ gần như chắc chắn sẽ cùng đội hình với Mỹ". Cơ quan ra quyết định cao nhất trong Liên hợp quốc là Hội đồng Bảo an có nhiệm vụ duy trì hòa bình thế giới. Đó là trách nhiệm gìn giữ hòa bình và duy trì an ninh trật tự quốc tế. Quyền hạn của của Hội đồng Bảo an bao gồm thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, các biện pháp trừng phạt quốc tế và ủy quyền các hành động quân sự. Hội đồng này bao gồm 5 thành viên thường trực - Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, và Anh và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ hai năm. Mỗi năm 15 thành viên, Hội đồng bầu mới 5 trong số 10 chiếc ghế không thường trực, bổ nhiệm trên cơ sở khu vực. Trần Thị Duyên Nguồn: http://www.korea.net/NewsFocus/Policies/view