Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


HÀN QUỐC LÊN KẾ HOẠCH MIỄN THUẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Đăng ngày:

Niềm tin của người tiêu dùng vào các cửa hàng bách hóa và cửa hàng giảm giá của Hàn Quốc đã bị sụt giảm nghiêm trọng trong nhiều tháng qua, nhưng ngành công nghiệp bán lẻ hàng hóa miễn thuế lại là một trường hợp ngoại lệ.

Các cửa hàng miễn thuế, điều hành bởi các tập đoàn như Lotte, Shilla, SK đã đạt doanh thu bán hàng lên đến 4,4 tỷ won trong năm trước, tăng gần gấp đôi so với doanh thu 2,2 tỷ won mà họ đạt được vào năm 2008.

Chính phủ Hàn Quốc đã không cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp mới nào kể từ năm 2000. Hiện nay Paradise, AK Global, Các công ty du lịch Hàn Quốc và một số doanh nghiệp được tài trợ bởi chính quyền địa phương là các nhà bán lẻ duy nhất không thuộc các tập đoàn có tổng tài sản trên 5 nghìn tỷ won.

Hãng bán lẻ khổng hồ Shingegae gần đây đã mua phần lớn quyền kiểm soát tại các cửa hàng miễn thuế Paradise ở Busan và đang nổi lên như là một tập đoàn kinh doanh lớn.

Đã có nhiều quan điểm cho rằng, sự thống trị của các tập đoàn hiện nay là quá lớn, và chính sách thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ chỉ hướng đến các doanh nghiệp lớn.

Trong một động thái mới nhất, hải quan Hàn Quốc cho biết, sẽ điều chỉnh lại các quy định để có thể cung cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo quy định hiện hành, hải quan Hàn Quốc có thể cung cấp giấy phép bán hàng miễn thuế mới trong một số khu vực ở Seoul, Chungcheong, Gyeongsang. Ở những nơi này, chỉ riêng khách hàng nước ngoài đã chiếm đến hơn 50% doanh thu bán hàng của các cửa hãng miễn thuế và số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng hơn 300.000 người vào năm ngoái. Ngưỡng 50% này đến cả các chi nhánh của các tập đoàn lớn cũng chưa tiếp cận được, có nghĩa là cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường hàng  miễn thuế là gần như không có.

Đại diện hải quan Hàn Quốc cho biết: “Theo quy định mới, chúng tôi sẽ sớm lựa chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều kiện để cấp giấy phép tại Seoul, Busan và Jeju”. Ông cũng cho biết thêm rằng đã có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ bày tỏ sự quan tâm và thực hiện các yêu cầu của việc cấp giấy phép.

Tuy vậy, việc cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng miễn thuế vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu tính phí cấp giấy phép. Giống như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát thanh, truyền hình và viễn thông, các công ty  cũng cần giấy phép của chính phủ để mở các cửa hàng miễn thuế. Tuy nhiên, trong khi các đài truyền hình, công ty viễn thông phải nộp khoảng 1% doanh thu như lệ phí cấp giấy phép hàng năm, thì lệ phí cấp giấy phép hàng năm của các cửa hàng miễn thuế lại không đáng là bao so với doanh thu của họ. Ví dụ, các cửa hàng miễn thuế của tập đoàn Lotte ở trung tâm Seoul chỉ phải nộp 900.000 won như là lệ phí cấp giấy phép cho chính phủ vào năm ngoái, trong khi đó, họ lại thu về hơn 1 nghìn tỷ won doanh thu bán hàng.

Quy định lệ phí cấp giấy phép cho các cửa hàng miễn thuế tùy thuộc vào không gian sàn của họ, vẫn không thay đổi kể từ năm 1993, mặc cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp bán lẻ hàng miễn thuế trong vài năm gần đây.

 

Bùi Đông Hưng

Nguồn: http://nwww.koreaherald.com/view.php?ud=20121022000953


Scroll To Top