TĂNG NGÀY NGHỈ ĐỂ CÂN BẰNG GIỮA CÔNG VIỆC VÀ GIA ĐÌNH; GIỚI THIỆU MỘT KHOẢN VAY ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHẬM LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đăng ngày:
Cuối năm 2011, các dự luật sửa đổi bổ sung cho “Luật Công bằng lao động và Hỗ trợ nhân viên trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình” cùng với “Luật tiêu chuẩn lao động” đã được thông qua ở cuộc họp nội các chính phủ Hàn Quốc. Đồng thời, dự luật sửa đổi bổ sung cho “Luật đảm bảo các đòi hỏi về tiền lương”, trong đó cung cấp cho những chủ doanh nghiệp gặp vấn đề về nợ lương một chương trình cho vay. Tăng ngày nghỉ và quyền được nghỉ phép nhằm cân bằng giữa công việc và gia đình cho người lao động Các dự luật liên quan chủ yếu đến các vấn đề như đưa ra chế độ nghỉ phép lâu hơn để chăm sóc con; tăng quyền lợi đối với các công việc ngắn hạn để nuôi con và chăm lo gia đình; triển khai nhiều hơn các chế độ bảo vệ nhân viên nữ bị sảy thai hay lưu thai. Chế độ nghỉ phép chăm sóc con dài hơn Do sự gia tăng lao động nam tham gia vào việc nuôi dưỡng con cái, chế độ nghỉ phép chăm con sẽ gồm ngày nghỉ phép và thời gian nghỉ dài hơn. Nói chính xác hơn, chế độ nghỉ việc chăm sóc con “không được trả lương và chỉ có 3 ngày nghỉ” theo luật hiện hành, sẽ được tăng lên thành 5 ngày theo yêu cầu của nhân viên, trong đó, 3 ngày đầu vẫn nhận lương. Nỗ lực để các nhân viên hợp đồng hay nhân viên thuê ngoài sử dụng có chế độ nghỉ chăm sóc con nhiều hơn Khi một nhân viên hợp đồng hay nhân viên thuê ngoài sử dụng chế độ nghỉ để chăm sóc con cái, những ngày nghỉ đó, theo nguyên tắc, sẽ không được tính vào thời gian hợp đồng hay thời gian thuê của nhân viên đó. Quyền lợi được bảo đảm hơn trong công việc ngắn hạn để chăm sóc con Trong trường hợp nhân viên có con nhỏ dưới 6 tuổi yêu cầu thời gian làm việc ngắn hơn để có thể chăm con thay vì xin nghỉ phép thì cấp trên của anh ấy/cô ấy nên chấp thuận các công việc ngắn hạn được nhân viên yêu cầu, trừ phi có một lý do kinh tế đặc biệt phải bác bỏ lời đề nghị. Quyền lợi được bảo đảm hơn khi hơn yêu cầu nghỉ phép để chăm sóc gia đình Trong trường hợp một nhân viên có trách nhiệm phải chăm sóc một thành viên gia đình đề nghị được nghỉ phép (thời gian nghỉ phép để chăm sóc gia đình tối đa là 90 ngày không trả lương), cấp trên của anh ấy/cô ấy nên cho phép họ nghỉ (30 ngày hoặc lâu hơn trong một lần nghỉ), trừ phi có một lý do kinh tế đặc biệt phải bác bỏ lời đề nghị. Lao động nữ có thể nghỉ nhiều đợt Theo luật hiện hành, lao động nữ khi mang thai có thể nghỉ 90 ngày liên tục, gồm trước và sau khi sinh. Tuy nhiên, dự luật sửa đổi bổ sung quy định: khi phát sinh rủi ro sảy thai hay lý do chính đáng khác, lao động có thể nghỉ thành nhiều đợt. Kéo dài chế độ nghỉ dưỡng sức cho các trường hợp sảy thai hoặc thai lưu Chế độ nghỉ dưỡng sức hiện chỉ dành cho nhân viên nữ bị sảy thai hoặc thai lưu (mang thai từ 16 tuần tuổi trở lên), sẽ được áp dụng cho mọi trường hợp sảy thai hoặc thai lưu, với mục đích tăng cường chế độ bảo vệ thai sản cho các nhân viên nữ trong 3 tháng đầu mang thai. Các dự luật này đều được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả vào năm 2012. Điều khoản về chế độ nghỉ phép để chăm sóc con và chăm sóc gia đình sẽ được tạm hoãn thực hiện trong vòng 1 năm đối với các công ty có ít hơn 300 nhân viên nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng kinh tế. Chương trình cho vay mới dành cho chủ doanh nghiệp gặp phải vấn đề nợ lương người lao động Một chương trình cho vay mới sẽ được giới thiệu để giúp đỡ các chủ doanh nghiệp trả tiền lương còn nợ một cách nhanh chóng và không phải chịu phạt, hoặc trong trường hợp, vì một lý do khó khăn tài chính tạm thời mà chủ doanh nghiệp không thể trả lương hay tiền lương hưu cho nhân viên đã về hưu. Chương trình cho vay nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân viên đã nghỉ hưu sẽ cung cấp các khoản vay cho chủ doanh nghiệp mong muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề nợ lương sớm nhất có thể. Số tiền từ khoản vay sẽ được trực tiếp chuyển tới các nhân viên có liên quan, chứ không phải tới các chủ doanh nghiệp. Về điều kiện cho vay, một chủ doanh nghiệp của một công ty hay một doanh nhân đã báo cáo tình trạng nợ lương đến cơ quan địa phương có thẩm quyền của Bộ Lao động đều có thể xin vay. Về số tiền cho vay và trả nợ, một chủ doanh nghiệp có thể vay tới 6 triệu won/1 nhân viên hoặc 50 triệu won/doanh nghiệp và phải hoàn trả nợ vay theo hình thức trả góp hàng quý sau 2 năm và sau thời gian gia hạn 1 năm. Để tránh rủi ro về đạo đức cũng như gian lận, chương trình cho vay yêu cầu chủ doanh nghiệp xin vay tiền phải trả trước 50% tiền nợ lương bằng chi phí của công ty như một bằng chứng sẵn sàng giải quyết vấn đề nợ lương của chủ doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ, một lãi suất ưu đãi 2%/năm sẽ dành cho người vay có thể cung cấp các tài sản thế chấp hay các bảo chứng liên đới. Đối tượng còn lại chịu lãi suất 5%/năm. Tất cả chỉ được thực hiện sau khi tiến hành thẩm định tín dụng toàn diện. Ngoài ra, những người gian lận trong việc nhận tiền vay sẽ phải chịu một án phạt tù tối đa 3 năm và bị phạt tiền không quá 20 triệu won, cũng như phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã vay. Hiện tại, số nhân viên đã nghỉ hưu không được trả lương hay tiền hưu trí chiếm tới 89,7% tổng số nhân viên bị nợ lương. Tuy nhiên, vì thiếu một chương trình chính sách hỗ trợ trực tiếp cho việc giải quyết vấn đề nợ lương nên mất một khoảng thời gian dài người lao động mới nhận được lương và quá trình này thường kết thúc với việc giải quyết chưa triệt để. Chương trình cho vay mới này được thiết lập nhằm giải quyết các vấn đề trên. Theo đó, ngay khi chương trình này được triển khai, một ngân sách 16 tỉ won mỗi năm sẽ được dành để trợ cấp cho khoảng 4.000 nhân viên ở 1.500 doanh nghiệp. Tống Thùy Linh Nguồn: Korea Labor Review, September/October 2011, vol.7, No.40