Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Theo như Chalmers Johnson- nhà chính trị học người Mỹ cho rằng tất cả các Nhà nước đều can thiệp vào nền kinh tế vì những nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như để bảo vệ nền an ninh quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng, trợ cấp cho những người ốm yếu, ngăn chặn tình trạng độc quyền v.v… Song câu hỏi được đặt ra là Chính phủ can thiệp như thế nào và vì mục đích gì? Đây là một trong những vấn đề gây tranh luận trong nền kinh tế chính trị thế kỷ 20.

Dựa trên quan điểm đó, người ta phân thành 3 loại hệ thống kinh tế và Nhà nước: Thứ nhất là nền kinh tế thị trường - Nhà nước điều tiết; thứ hai là nền kinh tế lý tưởng hoá kế hoạch - Nhà nước chỉ đạo; thứ ba là nền kinh tế kế hoạch hợp lý - Nhà nước phát triển.



1. Nền kinh tế thị trường- Nhà nước điều tiết

1. Hệ thống kinh tế này dựa vào sở hữu tư nhân và thị trường.

2. Nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết vì lợi ích duy trì cạnh tranh, sản xuất tiêu dùng v.v… Nhà nước điều tiết quan tâm đến các hình thức, thủ tục và luật lệ cạnh tranh kinh tế chứ không quan tâm đến những vấn đề lâu dài. Ví dụ, chính phủ Mỹ có nhiều quy định liên quan đến các vụ làm ăn phi pháp của các công ty chứ không quan tâm đến ngành kinh tế nào có thể tồn tại và ngành kinh tế nào không còn cần thiết.

3. Nền kinh tế thị trường- Nhà nước điều tiết luôn theo đuổi tính hiệu quả nhưng không có tác động.

4. Theo cách phân loại này, có thể chia thành ba kiểu Nhà nước khác như: Nhà nước tự do; Nhà nước phúc lợi; Nhà nước tân tự do.

2. Nền kinh tế lý tưởng hoá kế hoạch- Nhà nước chỉ đạo

1. Hệ thống kinh tế này dựa trên nguyên tắc sở hữu nhà nước và kế hoạch.

2. Ở Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu ( cũ), Nhà nước sở hữu tư liệu sản xuất, Nhà nước lập kế hoạch kinh tế và đề ra các mục tiêu mang tính quan liêu không phải là biện pháp thích hợp để phát triển ( mặc dù các biện pháp này đã một lần được áp dụng). Chẳng qua là những giá trị cơ bản bàng quan trước sự bất lực và ảnh hưởng.

3. Trên phương diện quan điểm đó, có thể coi hệ thống này như là một nền kinh tế lý tưởng hoá kế hoạch.

4. Trong hệ thống nền kinh tế đó, Nhà nước có vai trò chỉ đạo và chuyên chế.

3. Nền kinh tế kế hoạch hợp lý- Nhà nước phát triển

1. Hệ thống kinh tế này dựa vào sự kết hợp sở hữu tư nhân, thị trường và sự can thiệp của Nhà nước (kế hoạch và quản lý).

2. Tại những nước công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhà nước đóng vai trò là người lái quá trình công nghiệp hóa. Chức năng quan trọng của Nhà nước phát triển là lập định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước phát triển quan tâm đến những vấn đề lâu dài liên quan đến cạnh tranh kinh tế chứ không đề cập đến hình thức, thủ tục và luật lệ.

3. Trong nền kinh tế kế hoạch hợp lý - Nhà nước phát triển, Chính phủ dành ưu tiên cho chính sách công nghiệp, điều đó có nghĩa là quan tâm đến cơ cấu nền công nghiệp trong nước và thúc đẩy để đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế của nền công nghiệp nước nhà. Sự tồn tại chính sách công nghiệp chính là chiến lược, mục tiêu đối với nền kinh tế.

4. Nhà nước kế hoạch hợp lý- Nhà nước phát triển luôn luôn theo đuổi những tác động lâu dài chứ không phải là tính hiệu quả trước mắt.



Thực hiện: Minh Thu

Biên tập: nhóm website

Scroll To Top