SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN
Đăng ngày:
Chính sách công nghiệp của Mỹ và các nước công nghiệp khác ở phương tây không giống như chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc, và theo Robert Heibroner và Lester Thurow thì việc thiếu một chính sách công nghiệp rõ ràng và hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm năng suất gần đây ở Mỹ(1). Trước đây, các chính sách của nhà nước về công nghiệp ở các nước công nghiệp phương tây có liên quan chủ yếu đến cơ cấu tổ chức công nghiệp trong mỗi lĩnh vực, hay các chính sách này được hoạch định nhằm giúp các ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả và điều chỉnh, chuyển hướng đối với các ngành công nghiệp đang suy giảm.
<br><br>Thành công rõ nhất của “chính sách công nghiệp thận trọng” có thể thấy ở Nhật Bản. Theo Miyohei Shinohara, chính sách công nghiệp của Nhật Bản cũng giống như “các chính sách đã được bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (MITI) thông qua”, được “hoạch định ra nhằm đem lại một sức cạnh tranh quốc tế toàn diện của những ngành công nghiệp hiện đại khác nhau(2).
<br><br>Hàn Quốc đã thông qua một chính sách công nghiệp tương tự kể từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966). Ngài Musa Uekusa thuộc trường đại học Tokyo cho rằng “bộ công nghiệp và thương mại Hàn Quốc đã thông qua một chính sách công nghiệp kiểu Nhật Bản nhằm mục đích phát triển nhanh kinh tế vĩ mô(3). Những đặc tính chủ yếu của các chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ được kiểm nghiệm dựa trên khuôn mẫu của chính sách công nghiệp Nhật Bản do ngài Shinohara vạch ra(4).
<br><br>Ở Nhật Bản việc thúc đẩy phát triển công nghiệp là sự nỗ lực phối hợp giữa các công ty và chính phủ - một khuynh hướng những người nước ngoài thường đề cập tới “Japan, Inc” – trong đó thổ chức chủ chốt là MITI. Với Hàn Quốc, tổ chức chính phủ quan trọng nhất lại không phải là Bộ thương mại và công nghiệp (MTI), nhưng tổng thống lại được Uỷ ban kế hoạch kinh tế và MTI ủng hộ. Do vai trò của chính phủ ở Hàn Quốc lớn hơn ở Nhật Bản rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn 1961-1979, có thể thật thích hợp khi gọi là “Korea, Inc”, một sự nỗ lực phối hợp mà trong đó chính phủ lãnh đạo còn công ty tuân thủ, trong khi tình hình ở Nhật Bản thì trái ngược hẳn.
<br><br>Ở Nhật Bản các ngân hàng lớn do tư nhân sở hữu lại là đối tác quan trọng trong hệ thống thúc đẩy công nghiệp. Ở Hàn Quốc, các ngân hàng thường nhỏ và do chính phủ điều hành, như vậy, nó chỉ đóng vai trò là thực hiện, phụ trợ trong quá trình này.
<br><br>Mục tiêu của chính sách công nghiệp hoá của Nhật Bản và Hàn Quốc là khác nhau. Mục tiêu của Nhật Bản là đuổi kịp các quốc gia tiên tiến, còn mục tiêu của Hàn Quốc là mở rộng khả năng xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, đuổi kịp CHDCND Triều Tiên về công nghiệp hoá là một mục tiêu, chính sách quan trọng của Hàn Quốc trong những năm đầu của thập niên 60. Chính sách công nghiệp ở Nhật Bản không chú trọng nhiều vào việc chọn lựa và thúc đẩy các ngành công nghiệp non trẻ có triển vọng, mà tìm cách thúc đẩy toàn bộ khu vực sản xuất hiện đại nhất trên cơ sở tổng thể. Chính sách của Hàn Quốc cũng được định hướng như vậy, nhưng do hầu hết tất cả các ngành công nghiệp đều còn non trẻ, thì hiệu quả thực sự là việc thúc đẩy các ngành công nghiệp có triển vọng nhất ở bất cứ giai đoạn nào.
<br><br>Thay thế nhập khẩu ở Nhật Bản có liên quan chặt chẽ với thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng ở Hàn Quốc, thúc đẩy xuất khẩu luôn đi đôi với “thúc đẩy nhập khẩu” những sản phẩm đầu vào cần thiết. Các công ty được phép tự do nhập khẩu các nguyên liệu thô, bán thành phẩm và máy móc cần cho sản xuất hàng xuất khẩu, theo giá trị của hàng nhập khẩu đem lại. Đó chính là nguyên nhân tại sao nhập khẩu mở rộng rất nhanh cùng với sự tăng lên của xuất khẩu và giải thích tại sao thâm hụt mậu dịch tăng nhanh trong giai đoạn 1962-1980. Thay thế nhập khẩu đã không được xem là một mục tiêu chính sách rõ ràng sau khi chính phủ thực hiện chiến lược tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
<br><br>Thị trường nội địa rộng lớn của Nhật Bản với hơn 120 triệu dân đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy xuất khẩu ở Nhật Bản. Bất kỳ công ty nào nếu có thể cạnh tranh tốt với các công ty lớn ở thị trường nội địa thì đều có cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, ở thị trường nước ngoài. Với Hàn Quốc, doanh nghiệp đã bắt đầu như là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu do nhu cầu của thị trường nội địa quá nhỏ bé. Điều này đặc biệt đúng đối với hàng công nghiệp nặng. Sau khi các công ty đã thành công ở thị trường nước ngoài, họ chú ý tới việc kích hoạt những nhu cầu trong nước (vốn vẫn được giữ cho họ bởi thuế quan và các rào cản khác chống việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu như: Vô tuyến màu, máy tính cá nhân, chất bán dẫn, quần áo cao cấp).
<br><br>Ở Nhật Bản quan hệ qua lại giữa mở rộng xuất khẩu và nhu cầu trong nước là rất lớn và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao. Do phần lớn các linh kiện và máy móc cần cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể tự sản xuất ở trong nước bởi các công ty Nhật Bản, nên liên kết trong ngành và giữa các ngành công nghiệp khác nhau ở Nhật Bản là rất cao. Nhưng ở Hàn Quốc thì ngược lại, hầu hết các linh kiện và hàng hoá tư bản cần cho công nghiệp xuất khẩu đều phải nhập khẩu, mối liên kết giữa các ngành công nghiệp thấp và quy mô của thị trường trong nước rất hạn chế. Kết quả là quan hệ qua lại giữa xuất khẩu và nhu cầu trong nước tương đối yếu. Khi tính toán tỷ lệ của tổng nhập khẩu với tỷ lệ của tổng đầu ra của tất cả các ngành công nghiệp qua bảng “đầu vào” – “đầu ra” của nền kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1985, tôi thấy rằng, con số của Nhật bản là 6,9%, thấp hơn nhiều so với con số 28,1% của Hàn Quốc trong cùng năm. Điều đó có nghĩa là, để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đẩu ra Hàn Quốc cần nhập 28,1% đầu vào, nhưng Nhật Bản chỉ cần nhập 6,9% đầu vào. Tính toán này chỉ dựa trên những yêu cầu về đầu vào trực tiếp. Nếu những yêu cầu đầu vào gián tiếp được tính toán yêu cầu nhập khẩu cho đầu ra của sản phẩm chế tạo trên 100 đô la Mỹ của Hàn Quốc, kết quả cho thấy như sau: Nếu chỉ tính những yêu cầu đầu vào trực tiếp, thì tổng yêu cầu nhập khẩu đầu vào tương ứng 100 đô la Mỹ, đẩu ra là 20,10 đô la Mỹ năm 1970; 22,30 đô la Mỹ vào năm 1980 và 18,50 đô la Mỹ năm 1985. Khi những yêu cầu đầu vào gián tiếp được tính gộp vào, thì chỉ số tương ứng lên là 26,20 đô la Mỹ vào năm 1970; 35,40 đô la Mỹ vào năm 1980 và 30,60 đô la Mỹ vào năm 1985(1).
<br><br>Sự tăng trưởng cao ở Nhật Bản không chỉ là do yếu tố xuất khẩu mà còn do yếu tố đầu tư ở một phạm vi rộng. Ở Hàn Quốc do thị trường trong nước tương đối nhỏ nên yếu tố đầu tư có kém hơn. Ở Nhật Bản các công ty lớn phát triển song song với các công ty vừa và nhỏ, trong khi ở Hàn Quốc cho đến đầu những năm 80 vẫn chỉ chú trọng phát triển các công ty lớn.
<br><br>Điều đáng quan tâm là, tất cả các ngành công nghiệp được chính phủ hỗ trợ đến năm 1986 mới gặt hái được thành công. Sự đầu tư tập trung chủ yếu của Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp nặng và hoá chất vào cuối những năm 70 đã bị một số nhà kinh tế chỉ trích rất mạnh mẽ là chỉ đạo sai lầm. Trong thực tế, một số công ty sản xuất máy móc là quá đắt. Tuy nhiên, hầu hết các ngành công nghiệp nặng đó đã hoạt động gần hết công suất kể từ năm 1986 và cho thấy rất thành công. Một ví dụ điển hình là tập đoàn sắt-thép Pohang. Tất cả người dân Hàn Quốc đều phản đối mãnh liệt việc xây dựng nhà máy này bằng vốn đi vay, theo họ nghĩ thì, người Hàn Quốc thiếu công nghệ sản xuất cần thiết, thiếu kỹ năng quản lý và tiếp thị. Ngay cả những nhà kinh tế thuộc ngân hàng thế giới cũng đã bày tỏ quan điểm của họ rằng, dự án này có lẽ sẽ không đem lại lợi nhuận và họ khuyên chính phủ Hàn Quốc nên huỷ bỏ dự án này. Thật nực cười là, hiện nay các nhà kinh tế của ngân hàng thế giới lại luôn đưa tin về tập đoàn này như một trường hợp điển hình về sự thành công của chiến lược thúc đẩy công nghiệp ở Hàn Quốc.
<br><br>Bài học quan trọng này chứng tỏ rằng các cơ sở công nghiệp chủ đạo có thể phát triển thành công ngay cả ở những nước kém phát triển, nếu biết thúc đẩy trên cơ sở có chọn lọc. Do việc phát triển các ngành công nghiệp như vậy khuyến khích học hỏi về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra mối liên kết hiệu quả với các ngành công nghiệp khác, nó còn có một tác động lớn, khá thuận lợi đối với cơ cấu và sự tăng trưởng kinh tế. Quan niệm chung được dùng để đánh giá khả năng hiện thực của các ngành công nghiệp này không phải là nguyên tắc lợi ích tĩnh hay chi phí cạnh tranh theo giả thiết không tính đến sự thay đổi của môi trường. Những dự án tầm cỡ quốc gia như vậy phải được đánh giá trên nguyên tắc lợi ích động hay cái mà Miyohei Shinohara gọi là “tiêu chuẩn tiến bộ kỹ thuật cạnh tranh” hay “nguyên tắc chi phí so sánh động” đặt đưa dự án này vào bối cảnh kinh tế động dài hạn.
<br><br>Thực hiện: Thu Minh
<br><br>Biên tập: nhóm website
<br><br>(1) Robert Heibroner và Lester Thurow, 1984, xem các trang 561-565.
<br><br>
<br><br>(2) Miyohei Shinohara, 1982, xem các trang 21-53.
<br><br>
<br><br>(3) Masu Uekusa, 1987, xem trang 212.
<br><br>
<br><br>(4) Miyohei Shinohara, 1982, xem các trang 21-53.
<br><br>
<br><br>(1) Ngân hàng Hàn Quốc; Bảng xuất-nhập lượng của kinh tế Hàn Quốc, 1985; Thống kê của Nhật Bản, 1986; Văn phòng của thủ tướng Nhật Bản. Về thủ tục sử dụng máy tính, xem Byung-Nak Song, 1977.