ẢNH HƯỞNG CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐẾN CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
Đăng ngày:
Nhìn một cách tổng quát, cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc đã phản ánh phần nào sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên của đất nước và chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu của nó. Việc cần phải xuất khẩu hàng hóa chế tạo để mua các hàng hóa tư bản trung gian hay các nguyên, vật liệu thô cần cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đã làm cho tỷ lệ sản lượng hàng hóa chế tạo trên tổng sản lượng công nghiệp ở Hàn Quốc cao hơn chỉ tiêu của toàn cầu. Tỷ lệ hàng hóa chế tạo trong tổng thu nhập quốc nội (GNP) là 26,9% ở Hàn Quốc vào năm 1995 cao hơn nhiều so với mức trung bình 23% ở các nước tiên tiến. Hai trong số các nước tiên tiến có khu vực chế tạo sản xuất lớn đó là Đức (chiếm 27%) và Nhật Bản (chiếm 24%)(1). Chính sự khan hiếm tài nguyên của cả hai nước đã khiến họ chế tạo nhiều hơn.
Mỹ là một trường hợp ngược lại, hoạt động chế tạo dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì sản phẩm chế tạo lại chỉ chiếm 18%.
Cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc trong mối tương quan với việc làm, được thể hiện rõ từ năm 1965, lượng lao động tăng với tỷ lệ khoảng 3% mỗi năm, trong khi lực lượng lao động phi nông nghiệp tăng với tỷ lệ khoảng 6%. Tỷ lệ số việc làm công nghiệp trong tổng số việc làm năm 1995 là 32,9%, và có lẽ cao hơn cả chỉ số bình quân của các nước có thu nhập loại trung bình(1). Dù sao thì trong cùng thời gian này vẫn còn một số lượng lớn người dân Hàn Quốc đang sống ở các vùng nông thôn. Tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nông nghiệp chiếm 6,6%, nhưng tính theo tổng số việc làm thì việc làm trong nông nghiệp chiếm tới 12,5% vào năm 1995.
Thực hiện: Hoàng Long
Biên tập: nhóm website
(2) Hollis Chenery và Lance Taylor, 1968.
(1) Xem Ngân hàng Thế giới, Báo cáo sự phát triển thế giới 1995, xem các trang 166-167.
(1) Ngân hàng thế giới, Báo cáo sự phát triển thế giới, 1995.