ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA HÀN QUỐC
Đăng ngày:
Mối quan hệ giữa xuất khẩu và GNP, giữa đầu tư và GNP, được chỉ ra trong Biểu đồ 6.1 (theo giá hiện hành) và 6.2 (giá cố định năm 1980). Theo những dữ liệu này, tỷ lệ xuất khẩu trên GNP thấp hơn tỷ lệ đầu tư trên GNP cho đến đầu những năm 70, nhưng tỷ lệ này đã vượt lên trong những năm sau đó.
Sự kết hợp giữa đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế có thể được phân chia thành 3 loại.
Những lợi ích về hiệu quả tĩnh.
Thay đổ chiến lược phát triển từ thay thế nhập khẩu sang thúc đẩy xuất khẩu dẫn đến chiến lược thay thế nhập khẩu. Những lợi ích tĩnh như vậy chỉ thấy được trong những bước đầu của chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu.
Những lợi ích về hiệu quả động.
Lợi ích động của thương mại là áp lực cạnh tranh đối với các Công ty mà nó đem lại. Những người công nhân lao động, những nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp đều chịu áp lực rất lớn và phải hoàn thiện mình để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là lợi thế quan trọng nhất của chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu. Những lợi ích động cũng bao gồm cả thị trường theo hướng xuất khẩu. Những lợi ích động cũng bao gồm cả thị trường và sản xuất có quy mô hiệu quả được mở rộng, những cải tiến trong công nghệ và sự phát triển các kỹ năng trong đội ngũ lao động làm thuê lẫn các chủ doanh nghiệp. Những lợi ích động như vậy thường hay kéo dài nhưng không thể đo được.
Cải thiện tổng thể các chính sách kinh tế.
Đối với chiến lược thay thế nhập khẩu, các chính sách của Chính phủ là để chống lại những động lực thông thường của thị trường. Nhưng đối với chiến lược theo hướng xuất khẩu, chính sách của Chính phủ có xu hướng là bổ sung các lực lượng của thị trường tự nhiên.
Các quan chức Chính phủ cũng có thể tận dụng những bài học chính sách đã học được ở các nước tiên tiến, những nước điển hình đã thực hiện chiến lược khuyến khích thương mại.
Thực hiện: Mai Liên
Biên tập: Nhóm website
(3) Hong, Wontack, 1988.