Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:




Lựa chọn một chiến lược hợp lý là “điều kiện cần” cho sự phát triển.Tăng trưởng lâu dài của HànQuốc kể từ đầu những năm 60 phần lớn là nhờ việc xác định và trung thành với một chiến lược phát triển phù hợp với đất nước này, đó là chiến lược theo hướng tăng trưởng, hướng công nghiệp và hướng ngoại(hay là chiến lược theo hướng GIO).

Sự lựa chọn quan trọng nhất đối với bất kỳ một quốc gia nào theo hướng phát triển là việc lựa chọn giữa “chính sách hướng nội" nhấn mạnh đến việc huy động hiệu quả và dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước và “chính sách hướng ngoại" coi trọng việc đẩy mạnh ngoại thương. Nhiều quốc gia đang phát triển có khuynh hướng chọn con đường hướng nội bởi vì họ nghĩ đây là một hướng đi đúng đắn cũng như dễ thực hiện hơn. Hướng đi này cũng phù hợp với chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ trong nước và được ủng hộ một cách rộng rãi, chỉ có một vài nước như Hàn Quốc dường như đã nhận thức rõ được những lợi thế của chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại và đã theo đuổi chiến lược này đến cùng.

Những nước giàu nguồn tài nguyên như Malayxia có xu hướng phát triển, ít ra cũng vào lúc đầu, đều dựa trên cơ sở các nguồn tài nguyên của mình. Ở những nước này, sự phát triển kinh tế thường bắt đầu từ các hoạt động dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn. Nhưng những nước nghèo nguồn tài nguyên như Hàn Quốc thì không có sự lựa chọn nào để quyết định chiến lược phát triển theo hướng khu vực thứ nhất (bao gồm các ngành: Khai thác mỏ, nông nghiệp, ngư nghiệp,l âm nghiệp). Theo quy luật tất yếu, những nước này phải phát triển bằng cách mở rộng và đẩy mạnh ngành chế tạo.

Quy mô dân số cũng ảnh hưởng đến mô hình và quá trình phát triển, đặc biệt với những ngành công nghiệp như ô tô, tivi màu, sắt thép và hoá dầu, những ngành đòi hỏi phải có những đầu tư quy mô lớn và sản xuẩt phải có hiệu quả. Theo tiêu chuẩn của H.Chenery, Hàn Quốc là một nước đông dân (45,2 triệu người vào năm 1995), con số này vượt quá ngưỡng 20 triệu mà Chenery và Syrquin sử dụng để phân biệt nước nhỏ với nước lớn (1) . Là một nước tương đối lớn, Hàn Quốc có vị trí thuận lợi hơn so với các nước nhỏ khác như Đài Loan hoặc các nước nhỏ bằng một thành phố như Hồng Kông hay Xinh-ga-po để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất có quy mô lớn. Chẳng hạn, 13 triệu hộ gia đình ở Hàn Quốc tạo thị trường trong nước đủ lớn để hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất có quy mô lớn chuyên sản xuất các loại hàng hoá tiêu dùng lâu bền như tivi màu,máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, ô tô, và với một quy mô sản xuất manh tính cạnh tranh quốc tế. Ở Hàn Quốc có trên 4 hãng lớn chuyên sản xuất những loại hàng hoá này với quy mô quốc tế.Những nước nhỏ, chẳng hạn như ở Xinh-ga-po hay Hồng Kông, số hộ gia đình ít hơn nhiều so với ở Hàn Quốc và do đó gặp phải những khó khăn trong việc đẩy mạnh các ngành công nghiệp có quy mô lớn. Một trong những lý do khiến Hàn Quốc vượt xa Đài Loan trong ngành chế tạo tự động có lẽ là vì thị trường nội địa của Hàn Quốc lớn hơn. Đài Loan và những nước Châu Á nhỏ khác mới công nghiệp hoá dựa vào các ngành công nghiệp quy mô nhỏ nhiều hơn để gia tăng sản lượng công nghiệp nhỏ của mình.

Chenery và Syrquin phân loại các chiến lược trên cơ sở lựa chọn giữa các chính sách hướng nội và hướng ngoại, nguồn tài nguyên và quy mô dân số. Điều này đưa đến bốn chiến lược sau đây(1) .

1. Các nền kinh tế hướng nội;

2. Các nền kinh tế theo hướng nguyên khai và hướng ngoại;

3. Các nền kinh tế theo hướng công nghiệp và hướng ngoại;

4. Các nền kinh tế trung lập.

(Gần đây, tôi đã phát triển một cấu trúc mang tính thực tiễn hơn để mở rộng cấu trúc của Chenery và Syrquin đối với các nước Đông Á và Đông Nam Á)

Theo Chenery và Syrquin, chỉ có Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước lớn theo đuổi chiến lược theo hướng công nghiệp và hướng ngoại. Đài Loan cũng đã chọn nền kinh tế theo hướng công nghiệp và hướng ngoại ,nhưng khác với Hàn Quốc do Đài Loan nhỏ hơn.

Hàn Quốc cũng khác Nhật Bản.Chenery và Syrquin cho rằng Nhật Bản đã đạt tới trình độ của một nước phát triển vào năm 1970, trong khi vào năm đó Hàn Quốc mới chỉ đạt tới trình độ của một nước mới công nghiệp hoá.Trước đó, Chenery, Shishito Watanabe đã tuyên bố cơ cấu kinh tế của Nhật Bản đạt tới trình độ của một nước tiên tiến ngay từ năm 1954 (1), nhưng có vẻ hợp lý hơn khi giả định của Patrick và Rosovsky cho rằng Nhật Bản vào giữa năm 1954 vẫn chỉ là một nước mới công nghiệp hoá một nửa (2). Tuy nhiên, Lawrence Klein đã tranh cãi rằng Nhật Bản đã đạt tới trình độ của một nước tiên tiến vào năm 1963 (3).



Thực hiện: Mai Xuân

Biên tập: Nhóm website

1 H. Chenery và M.Syrquin,1986,xem trang 64

(1) H. Chenery và M.Syrquin,1986,xem trang 91-94



1 H. Chenery ,S.Shishido và T. Watanabe ,1962

2. Hugh Patrick và Henry Rosovsky,1976,xem trang 11

3.Lawrence Klein 1986,xem trang 12

4.Lawrence Krause,1981



Scroll To Top