NGUỒN LỰC TĂNG TRƯỞNG: NGUỒN CUNG VÀ NHU CẦU ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG
Đăng ngày:
Những phát hiện này cho thấy sự đối nghịch khá thú vị với mô hình tăng trưởng của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1954.Trước hết, thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với Hàn Quốc hơn là đối với Nhật Bản. Hơn nữa, thay đổi kỹ thuật chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn trong tăng trưởng của Hàn Quốc (12%) so với Nhật Bản(40 %). Trong trường hợp Nhật Bản, "thay thế nhập khẩu dương" đã diễn ra trong giai đoạn này, phản ánh việc gia tăng nhập khẩu với tỷ lệ nhỏ hơn(2). Trong khi đó ở Hàn Quốc có sự "thay thế nhập khẩu âm” trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1975. Xu hướng này phản ánh việc mở cửa nền kinh tế cho đến năm 1980, như được thể hiện thông qua sự gia tăng nhập khẩu ở Hàn Quốc.
Phương pháp để tính toán nguồn cung được dựa trên cách tiếp cận tính toán tăng trưởng của Edward F.Denison thuộc Viện nghiên cứu Brookings. Sử dụng phương pháp của Denison để tìm hiểu sự đóng góp của các yếu tố trong tăng trưởng GNP cho ta thấy những kết quả thú vị. Kết quả đó cho thấy sự tăng đầu vào lao động là nguồn quan trọng nhất cho tăng trưởng của Hàn Quốc trong cả hai giai đoạn 1963-1973 và giai đoạn 1973-1986 là sự tăng đầu vào về lao động. Tuy nhiên tầm quan trọng tương đối của đầu vào lao động có giảm đi trong giai đoạn sau, một phần là do Hàn Quốc đã chuyển từ một nền kinh tế dư thừa lao động sang một nền kinh tế thiếu hụt lao động vào năm 1977.
Nhìn chung, tăng yếu tố đầu vào đóng góp nhiều cho GNP hơn là tăng năng suất. Đặc biệt, nghiên cứu của K.S.Kim và J.K.Park (1) chỉ ra rằng tăng năng suất đóng góp tương đối nhỏ cho việc tăng GNP từ năm 1972-1982, kết quả của việc đầu tư quá mức trong ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá học - những ngành đòi hỏi vốn lớn vào cuối những năm 1970.Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất đã được tăng lên.
So sánh quốc tế chỉ ra rằng tăng năng suất là nguồn cơ bản trong tăng GNP ở các nước tiên tiến. Trong trường hợp Nhật Bản và Mỹ thì tri thức tiên tiến đã đóng góp cho việc tăng trưởng GNP nhiều hơn là yếu tố lao động. Khi nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng hơn nữa thì tầm quan trọng của năng suất sẽ vượt lên sự đóng góp của việc gia tăng các yếu tố đầu vào.
Thực hiện: Mai Phương
Biên tập: Nhóm website