Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Giai đoạn 1953 đến 1961 là thời kỳ khôi phục chiến tranh một cách chậm chạp, mặc dù đã có sự giúp đỡ to lớn của Mỹ. Tuy nhiên, tình hình đất nước chỉ thực sự thay đổi nhanh chóng khi người dân Hàn bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào năm 1962. Ngay sau đó, Hàn Quốc đã bứt lên bậc thang phát triển một cách thần tốc. Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965, tiến hành những cải cách tài chính giữa thập kỷ 60, là căn cứ quân sự cung cấp vật tư cho cuộc chiến tranh Việt Nam và điểm xuất kích thả bom Trung Đông những năm 70, đồng thời thập kỷ 80, tất cả đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh. Đến năm 1971, Hàn Quốc trở thành nước mới công nghiệp hóa (NIC), nếu tính thu nhập quốc dân đầu người, Hàn Quốc đã vượt CHDCND Triều Tiên và Philippin. Mặc dù xảy ra hai cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 song Hàn Quốc vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và đến cuối thập kỷ 70 đã vượt cả Malaysia (vốn được coi là quốc gia tiên tiến thứ hai ở khu vực Đông Nam Á) và Cu ba. Giữa những năm 1980, Hàn Quốc đã vượt các quốc gia khác như Mê xicô, Áchen tina, Braxin, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Séc và Hunggari. Đến Thế vận hội mùa hè năm 1988, người ta đã biết đến Hàn Quốc, một trong những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới thuộc khối các nước như Israen, Hồng Kông, Singgapo và Đài Loan (ba con rồng nhỏ Châu Á).

Đến năm 1995, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (GNP) của Hàn Quốc vượt 10.000 đô la Mỹ, xuất khẩu đạt 100 tỷ đô la Mỹ. Hàn Quốc trở thành quốc gia đang phát triển lớn thứ ba sau Trung Quốc, Braxin nếu tính theo quy mô kinh tế GDP, là nước sản xuất ô tô lớn thứ năm, nước xuất khẩu hàng dệt may thứ ba sau Đức và Italia, là nước đóng tàu thủy lớn thứ hai sau Nhật Bản, là nước thương mại lớn thứ 11 và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới từ năm 1980.

Cái gì đằng sau sự tăng trưởng cao của Hàn Quốc - được biết đến như “kỳ tích sông Hàn”? Tại sao Hàn Quốc từ một quốc gia đổ nát vì chiến tranh phát triển nhanh chóng thành một nước gìau có như hiện nay? Cơ cấu kinh tế - xã hội của Hàn Quốc thay đổi như thế nào trong quá trình tăng trưởng? Hậu quả của quá trình tăng trưởng cao? Liệu Hàn Quốc có trở thành một nước tiên tiến khác giống như Nhật Bản mà không chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây không? Những câu hỏi đó đã thu hút sự quan tâm không những của các nhà kinh tế mà còn của các nhà quan sát trên thế giới. Chính vì vậy, cần lý giải những nguyên nhân, quá trình cũng như hậu quả của sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc.

Cũng đã có rất nhiều nhà học giả Hàn Quốc và nước ngoài nghiên cứu về những vấn đề này song mới chỉ chú trọng đến các chính sách cũng như xu hướng kinh tế tầm vĩ mô mà quá trình phát triển kinh tế Hàn Quốc là một quá trình phát triển đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều biến đổi trong một loạt các lĩnh vực hay nhân tố kinh tế, tác động qua lại giữa những thay đổi về văn hóa, xã hội, thể chế và chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, đặc điểm dân cư và một loại các nhân tố khác. Có thể khẳng định rằng các nước đang phát triển muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao không thể áp ụng đơn giản các chính sách kinh tế vĩ mô tương tự như trường hợp Hàn Quốc đã làm.

Hàn Quốc là một quốc gia nhỏ với diện tích gần bằng diện tích Bồ Đào Nha hoặc Hung - ga – ri, bằng một phần tư diện tích bang Califonia (Mỹ) hoặc Nhật Bản. Song dân sốlớn, năm 1995 là 45 triệu người, nếu so sánh về dân số thì trong quá trình phát triển từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển, dân số của Hàn Quốc cũng đông bằng một nước công nghiệp lớn phương Tây.

Đất đai chật hẹp, dân số lớn làm cho Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có mật độ dân số lớn nhất trên thế giới. Hãy thử xem chính sách sử đụng đất đai hiện tại của Hàn Quốc. Hơn 37 triệu người (chiếm 80% dân số Hàn Quốc) sống ở 139 khu đô thị trên một diện tích bằng 14% tổng diện tích đất đai toàn lãnh thổ. Nhìn chung, đồi núi chiếm một tỷ lệ lớn trong khi đó diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Chính vì vậy, tình trạng thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Hàn Quốc phải đối mặt trong quá tình tăng trưởng kinh tế của mình cũng giống như Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.



Thực hiện: Ngọc Lan

Biên tập: Nhóm website

Scroll To Top