Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


MỘT VÀI NÉT VỀ VÙNG PHÂN BỐ DÂN CƯ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Phân chia vùng được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1971 dựa theo Kế hoạch phát triển vùng quốc gia của Hàn Quốc (1972-1981). Theo kế hoạch này, ban đầu người ta chia Hàn Quốc thành 4 vùng phát triển lớn dựa vào các con sông lớn. Rồi từ 4 vùng này được chia thành 8 vùng chinh, về cơ bản việc phân chia 8 vùng này đúng với bản Kế hoạch phát triển vùng quốc gia ban đầu của Hàn Quốc, nhưng chi tiết hơn và các vùng này là đầu mối hệ thống giao thông, thông tin liên lạc giữa thủ đô Seoul, với 5 thành phố lớn (kwangyuk), 42 thành phố chính (Xem sơ đồ 2.1) và 193 khu vực hành chính (eup) cảu 98 hạt trên toàn quốc (năm 1995). Khu vực hành chính nhỏ nhất ở Hàn Quốc là quận (dong). Có 12.324 dong ở các khu đô thị và 34.577 dong ở các vùng nông thôn.

Hai vùng đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn phát triển của Hàn Quốc là Seoul và Pusan – Kyongnam chiếm 61,7% dân số của cả nước năm 1995 trong đó dân số ở Seoul chiếm 44,7% và ở Pusan là 17,0%.

Vùng Seoul bao gồm thủ đô Seoul và tỉnh Kyonggi. Còn vùng Pusan bao gồm thành phố Pusan và tỉnh Kyonggi, vị trí nằm bên bờ biển đông nam bao gồm một loạt các thành phố công nghiệp như Pohang (nổi tiếng về sắt và thép), Ulsan (ô tô, đóng tàu thủy và hóa dầu0 và Chanwon (công nghiệp nặng), bên cạnh đó bản thân vùng Pusan có đặc thế về ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, thương mại và hải cảng.

Cùng với sự cất cánh nền kinh tế Hàn Quốc thập kỷ 60, Seoul ngày một phát triển nhanh chóng nhưng vùng Pusan mãi sau năm 1972 mới tăng trưởng và lấy công nghiệp nặng làm tọng. Và hiện nay, vùng Pusan đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp quan trọng thứ hai của Hàn Quốc.

Do bùng nổ dân số và tăng trưởng công nghiệp ở Seoul từ đầu những năm 60 đã buộc chính phủ phải áp dụng một loạt các biện pháp, chính sách hạn chế sự tập trung quá tải dân cư và các khu công nghiệp ở thủ đô Hàn Quốc như là đưa các khu công nghiệp, và dân cư ra ngoại vi Seoul. Một loạt các chính sách như tái xây dựng các khu công nghiệp và các trụ sở chính của các công ty quốc doanh lớn, xây mới thủ đô, tái định cư... các chính sách này đã không xem xé đến yếu tố thị trường nên không đạt hiệu quả cao(1). Bên cạnh đó, những chính sách này có tác động xấu đến các công ty tư nhân và dưới sức ép của chính phủ buộc họ phải di chuyển đi nơi khác.

Những vùng lạc hậu như Kwangju và Chonju vốn là những vùng nông nghiệp chính của Hàn Quốc nằm ở phía Tây Nam đất nước. Người dân ở vùng này không nhận được nhiều ưu đãi, ủng hộ từ chính phủ như những người dân sống ở vùng Taegu, Pusan và họ cũng không được nằm trong diện chính sách đầu tư phát triển ưu tien của chính phủ. Từ năm 1966, dân số vùng Kwangju và Chonju giảm dần (hai vùng này nổi tiếng về truyền thống chống đối chính phủ). Bên cạnh đó, những vùng này là những vùng không thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn, đặc biệt thiếu các điều kiện thiên nhiên tốt để phát triển các thương cảng quốc tế.

Thực hiện: Trần Lam

Biên tập: Nhóm website

Nguồn: Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, “Kinh tế Hàn Quốc đang phát triển”, TVTTNCHQ

(1) Về điểm này được nhìn nhận cảu Byung – Nak Song và Sang – Chuel Choe, 1981. Sang – Chuel Choe và Byung – Nak Song, 1985.

Scroll To Top