Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

Đăng ngày:

yêu cầu về mặt thời gian lâu dài mà số lượng người tham gia giảng dạy cũng cần phải nhiều, hơn nữa, lại yêu cầu có kinh nghiệm giảng dạy ngôn ngữ cho người nước ngoài thường có trình độ văn hóa thấp. Tất cả các trung tâm đều mở lớp tiếng Hàn sơ cấp, dạy cho học viên có thể giao tiếp thông thường. Nhưng ở Busan, đã có 4 Trung tâm mở được lớp tiếng Hàn trung cấp ở Beomcheon2dong Quận HaeYundae; Namsandong Quận SaHa. Tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ khó. Học tiếng Hàn đạt chuẩn trung cấp theo quy định của Bộ Giáo dục Hàn Quốc không phải là việc bình thường đối với các cô dâu ngoại. Ngoài sự chăm chỉ cố gắng học tập và giao tiếp ra, học viên còn phải có trình độ văn hóa nhất định mới có thể theo học và nghe, nói, đọc, viết thành thạo.

Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Bộ Giáo dục Hàn Quốc còn kết hợp với Đại sứ quán các nước mở các lớp tiếng Hàn do giáo viên tiếng Hàn của chính nước đó giảng dạy và bồi dưỡng thêm, bởi trong quá trình giảng dạy theo phương pháp của giáo viên người Hàn Quốc, có không ít học viên gặp nhiều khó khăn trong học tập và tiếp thu bài, nhất là ngữ pháp. Đối với học viên có trình độ văn hóa thấp, giải thích ngữ pháp tiếng Hàn bằng tiếng mẹ đẻ để cho họ nắm bắt được thì giáo viên cũng cần phải có trình độ sư phạm nhất định. Hơn nữa, tiếng Hàn có nhiều cách nói khác nhau tùy theo đối tượng giao tiếp. Chỉ cần thay đổi đôi chút ở vĩ tố trong câu thì cấp độ biểu thị sự tôn trọng đã khác nhau, đặc biệt là cách sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Cho nên, sự kết hợp giữa giáo viên người Hàn dạy khẩu ngữ ở các trung tâm với giáo viên bản địa giải thích, luyện tập tiếng Hàn theo ngữ pháp chuẩn là rất cần thiết và đúng đắn.

Hiện có một thực tế là các bà mẹ người Trung Quốc thường nói tiếng Hàn rất tốt, ngược lại, các bà mẹ đến từ các nước Đông Nam Á lại chỉ biết chút ít. Bởi thế, các Trung tâm luôn bận rộn, vất vả đối với các gia đình đa văn hóa Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Phần lớn các cô gái Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc đều xuất thân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh… có gia cảnh nghèo khó, trình độ văn hóa đa phần mới đạt chuẩn tiểu học, trung học cơ sở của Việt Nam. Hơn nữa, nhiều cuộc hôn nhân chóng vánh trong một thời gian ngắn khiến cho cô dâu Việt Nam chưa kịp học một chút tiếng Hàn cơ bản ở trong nước. Bởi thế, học thông viết thạo đạt chuẩn trung cấp tiếng Hàn là việc rất khó và việc khắc phục rào cản ngôn ngữ không phải một sớm một chiều.

Dẫu khó khăn là vậy nhưng sự giao tiếp trong gia đình và tiếp xúc ngoài xã hội diễn ra hàng ngày hàng giờ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân cô dâu ngoại cũng như hạnh phúc gia đình của họ nên vấn đề nâng cao năng lực tiếng Hàn trở thành nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Hơn nữa, xét về mặt lâu dài, các bà mẹ ngoại luôn suy tính tới hai điều:

Một là nhanh chóng nhập quốc tịch Hàn Quốc để được hưởng các phúc lợi xã hội như một công dân Hàn Quốc thực thụ và bảo đảm hạnh phúc gia đình bền vững. Muốn thực hiện được điều đó, các bà mẹ ngoại phải đạt được những yêu cầu, những quy định cụ thể của nhà nước Hàn Quốc đề ra, trong đó có phần phải đạt chuẩn tiếng Hàn và hiểu biết văn hóa Hàn Quốc. Sau một thời gian nhập cư (trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc và sống liên tục từ 2 năm trở lên ở Hàn Quốc; trường hợp đã cư trú ở Hàn Quốc 5 năm trở lên) và tham gia các khóa học ở các Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa, người xin nhập quốc tịch Hàn Quốc sẽ được tham gia một Chương trình gọi là “Chương trình tổng hợp xã hội”. Chương trình này là quá trình đào tạo tiếng Hàn Quốc được tiêu chuẩn hóa và đào tạo về hiểu biết xã hội Hàn Quốc dành cho phụ nữ nhập cư qua hôn nhân, là chế độ ưu đãi trong quá trình xin nhập quốc tịch cho đối tượng trên được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định. Quá trình đào tạo gồm 2 khóa: (1) Khóa học tiếng Hàn; (2) Khóa học hiểu biết về xã hội Hàn Quốc. Thời gian đào tạo: Theo từng cá nhân, tối thiểu là 40 giờ, tối đa là 400 giờ tiếng Hàn và 50 giờ về hiểu biết xã hội Hàn Quốc. Chu kỳ hoạt động: Khóa học tiếng Hàn 2 lần/năm, khóa học hiểu biết xã hội Hàn Quốc 3 lần/năm. Riêng đối với phụ nữ nhập cư qua hôn nhân, họ được miễn khóa học tiếng Hàn giai đoạn 3 và 4, được ưu đãi rút ngắn thời gian đợi kết quả thẩm tra và phỏng vấn nhập quốc tịch.

Hai là các bà mẹ ngoại cần phải nâng cao năng lực tiếng Hàn để dạy cho con cái mình nói được tiếng Hàn. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống cá nhân con cái họ trước mắt mà tương lai lâu dài của trẻ nhỏ cũng như hạnh phúc gia đình cũng bị tác động trực tiếp.

Những nhu cầu cấp bách và lâu dài trên đã thôi thúc các cô dâu ngoại vượt lên khó khăn để học tốt tiếng Hàn. Thêm vào đó, môi trường giao tiếp xã hội thuận lợi, lại được sự giúp đỡ của người chồng, cha mẹ và người thân nhà chồng trong giao tiếp ngôn ngữ, phần lớn các cô dâu ngoại đã hòa nhập tốt vào xã hội Hàn Quốc.

 

(2) Tư vấn và giúp đỡ gia đình đa văn hóa

 

Tư vấn là một trong bốn chương trình lớn của các trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa. Chương trình này tuy không mang tính chất bài bản như giảng dạy và học tập tiếng Hàn nhưng vô cùng sôi động, bức thiết với muôn hình vạn trạng những khúc mắc, khó khăn mà phụ nữ trong gia đình đa văn hóa nhờ giải đáp, chỉ bảo, giúp đỡ. Từ những việc lớn như giải đáp chính sách, pháp luật của nhà nước đến việc nhỏ nhặt đời thường như mua sữa nào tốt cho con nhỏ, làm kim chi thế nào cho ngon… đều là những điều xảy ra hàng ngày ở các Trung tâm. Tuy vậy, chúng tôi tạm phân loại thành hai nhóm vấn đề như sau:

Một là, tư vấn hỗ trợ tìm việc làm và giải quyết mẫu thuẫn trong quá trình làm việc.

Hai là, tư vấn và giúp đỡ trong cuộc sống.

Như vừa nêu ở phần trên, đàn ông Hàn Quốc muộn lập gia đình có nhiều lý do, song, lý do chủ yếu là họ sinh sống ở nông thôn, thu nhập thấp so với mặt bằng kinh tế - xã hội Hàn Quốc nên khó có điều kiện lấy vợ người Hàn với yêu cầu cao về mọi mặt. Còn đối với các cô gái nước ngoài, thường là những nước kém phát triển hơn Hàn Quốc thì cũng là những người ở vùng quê nghèo nhưng lại ấp ủ một giấc mơ lấy được chồng người nước ngoài giàu có. Sự trớ trêu đó đã dẫn đến nhiều bi kịch sau khi các cô dâu ngoại đặt chân đến ngôi nhà của họ ở Hàn Quốc. Song, công bằng mà nói, về điều kiện sống, phúc lợi xã hội, giao thông công cộng, cơ hội học tập, môi trường sinh thái và đặc biệt là cơ hội tìm việc làm, lao động giản đơn có thu nhập khá thì ưu việt hơn hẳn các nước kém phát triển. Chính vì lẽ đó, các cô dâu ngoại đã “lỡ bước theo chồng” thì đa phần mong muốn có một gia đình ấm cúng, kinh tế được đảm bảo và sinh sống lâu dài ở Hàn Quốc. Cho dù trong tư tưởng của người đàn ông Hàn Quốc chỉ muốn vợ mình ở nhà chăm lo việc nội trợ, nhưng do kinh tế gia đình hạn hẹp, các bà mẹ ngoại đều muốn tìm việc làm nhằm tăng thêm thu nhập gia đình và chi tiêu cá nhân. Đây là nhu cầu chính đáng của họ và phù hợp với xu hướng chung của Hàn Quốc hiện nay về bình đẳng giới. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích và thúc đẩy thi hành chính sách mới tạo việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó, có sự ưu đãi đối với các gia đình đa văn hóa. Ở Hàn Quốc, có rất nhiều cách tiếp cận với các công ty môi giới việc làm, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc trên các bảng tin ở ngã ba ngã tư đường để tìm việc làm. Nhưng, đối với các cô dâu ngoại không thông thạo tiếng Hàn, hơn nữa, họ còn mang theo nhiều nỗi bất an khi tới xứ lạ, lại thiếu tự tin trong giao tiếp xin việc nên họ thường tìm đến các Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa nhờ tư vấn kiếm việc làm. Đây thực sự là một địa chỉ tin cậy của họ. Ở đây, họ được Trung tâm tư vấn để tìm một việc làm thích hợp với khả năng của bản thân. Hơn nữa, họ được miễn phí hoàn toàn và được giúp đỡ tận tình đến từng chi tiết trong suốt quá trình xin việc làm. Những loại công việc dành cho thành viên gia đình đa văn hóa thường là: (1) Giảng viên ngôn ngữ và thông dịch viên; (2) Những công việc giản đơn hoặc lao động phổ thông, dịch vụ.

Các thành viên gia đình đa văn hóa sau một thời gian tham gia học các khóa tiếng Hàn đều có thể thi tuyển làm giảng viên ngôn ngữ ở các Trung tâm. Đây là nguồn cung cấp giảng viên ngôn ngữ có tính ưu việt vượt trội trong công tác đào tạo tiếng Hàn, bởi họ vừa biết tiếng mẹ đẻ lại biết tiếng Hàn, khắc phục hạn chế giảng viên chỉ biết tiếng Hàn như đã nêu trên.

Đối với các doanh nghiệp và ngân hàng, mấy năm trở lại đây, họ đã dành ưu tiên nhiều hơn trong việc tuyển chọn các thành viên gia đình đa văn hóa trong công tác phiên dịch, một nghề nghiệp có mức lương cao ở Hàn Quốc.

...

Quý vị có thể xem toàn bộ tại đây: chinh-sach-va-bien-phap-doi-voi-gia-dinh-da-van-hoa.pdf [309.06 Kb] (Count: 118)


Trước << | Trang thứ 5/5
Scroll To Top