Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

Đăng ngày:

tin liên quan đến hệ thống pháp luật và khó khăn trong ngôn ngữ (điều 8 khoản 3 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(5) Hỗ trợ quản lý sức khỏe tiền sản, hậu sản

Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương có thể hỗ trợ dịch vụ cần thiết như giáo dục, giúp đỡ tiền sản, hậu sản, kiểm tra sức khỏe và phiên dịch khi thăm khám để có thể mang thai, sinh đẻ an toàn và khỏe mạnh của thành viên gia đình đa văn hóa (điều 9 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(6) Hỗ trợ nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em

- Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương khi thực hiện giáo dục nuôi dưỡng trẻ em thì không được để sự khác biệt cho trẻ em là thành viên gia đình đa văn hóa (điều 10 khoản 1 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

- Hoặc phải chuẩn bị đối sách hỗ trợ giáo dục để trẻ em là thành viên gia đình đa văn hóa có thể thích ứng nhanh cuộc sống trường học và cũng có thể hỗ trợ về chương trình giáo dục sau khi học ở trường cho trẻ thuộc gia đình đa văn hóa (điều 10 khoản 2 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(7) Cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ

Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương phải nỗ lực để hoàn thiện cung cấp dịch vụ đa ngôn ngữ để nâng cao việc tiếp cận dịch vụ, giải quyết khó khăn về ngôn ngữ của gia đình đa văn hóa khi thực hiện chính sách hỗ trợ gia đình đa văn hóa (điều 11 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(8) Chỉ định trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa

- Trường hợp Bộ phụ nữ và gia đình cần để thực hiện chính sách hỗ trợ gia đình đa văn hóa thì có thể chỉ định đoàn thể hoặc pháp nhân có hạ tầng và nhân lực chuyên môn cần thiết trong việc hỗ trợ gia đình đa văn hóa làm trung tâm hỗ trợ (điều 12 khoản 1 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

- Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa thực hiện các công việc sau đây (điều 12 khoản 2 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”):

  • Thực hiện sự nghiệp giáo dục như là giáo dục, tham vấn cho gia đình đa văn hóa.
  • Cung cấp và quảng bá thông tin dịch vụ hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
  • Liên kết dịch vụ với cơ quan, đoàn thể liên quan việc hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
  • Ngoài ra, tiến hành các việc cần thiết trong việc hỗ trợ gia đình đa văn hóa.

Xem xét nội dung trên, ta thấy sự định hướng rõ ràng của chính phủ Hàn Quốc đối với tư cách pháp nhân, bình đẳng giới, ngăn chặn bạo lực gia đình, hỗ trợ quản lý sức khỏe phụ nữ tiền sản, hậu sản, hỗ trợ khắc phục rào cản ngôn ngữ, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. Luật hỗ trợ trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ gia đình đa văn hóa ổn định cuộc sống, hòa nhập cùng cộng đồng người Hàn. Mặt khác, cũng đã công nhận tính đa dạng văn hóa đối với người Hàn Quốc, yêu cầu những người có định kiến, nhận thức sai lệch và có hành vi sai trái phải tuân theo pháp luật, phải “tôn trọng” gia đình đa văn hóa. Luật trên đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cần phải bảo vệ và hỗ trợ đối với người bị bạo lực gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ ngoại như thông dịch ngôn ngữ, tư vấn pháp luật, hỗ trợ hành chính… để chủ động tìm sự bảo vệ và hỗ trợ của nhà nước và pháp luật… Nội dung cuối cùng là giao quyền cụ thể cho Bộ Phụ nữ và Gia đình thực hiện chính sách trên và có thể chỉ định hoặc đồng ý cho các đoàn thể thành lập Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng ở Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể tham gia giúp đỡ, tình nguyện hỗ trợ, chia sẽ khó khăn với gia đình đa văn hóa.

Sau khi Luật trên được thi hành thì chính phủ Hàn Quốc còn nhóm họp và phân chia trách nhiệm cụ thể cho các bộ như sau:

1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về chính sách đối với người nước ngoài nói chung, trong đó, có gia đình đa văn hóa.

2. Bộ Phúc lợi chịu trách nhiệm hỗ trợ gia đình đa văn hóa.

3. Bộ Lao động chịu trách nhiệm về chính sách đối với người lao động nước ngoài, trong đó bao gồm cả gia đình đa văn hóa.

4. Bộ Khoa học Giáo dục chịu trách nhiệm hỗ trợ giáo dục các con của gia đình đa văn hóa trong nhà trường.

5. Bộ Văn hóa chịu trách nhiệm phát triển tính đa văn hóa và giáo trình tiếng Hàn Quốc.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn xác nhận tư cách pháp nhân cho 564 đơn vị hỗ trợ gia đình đa văn hóa, trong đó có 102 các cơ quan công lập, 121 đoàn thể tôn giáo, 341 tổ chức phi chính phủ (số liệu của Bộ Hành chính năm 2008). Các đơn vị, tổ chức này hoạt động theo chính sách và pháp luật của nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính sách người nước ngoài trực thuộc Phủ Tổng thống.

Như vậy, trước những biến động của thực tiễn xã hội Hàn Quốc, các gia đình đa văn hóa hình thành và phát triển với tỷ lệ cao trong một thời gian ngắn, Chính phủ Hàn Quốc đã có những đối sách kịp thời. Ở một xã hội mà mọi công dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật như Hàn Quốc thì đương nhiên, những người nước ngoài nhập tịch Hàn Quốc phải tuân thủ như người Hàn chính gốc. Tuy nhiên, vì tính đặc thù của gia đình đa văn hóa, chính phủ Hàn Quốc còn tổ chức xây dựng một Bộ Luật bổ sung “Hỗ trợ gia đình đa văn hóa”. Đây là bộ luật mang tính hỗ trợ chứ không phải một bộ luật bên ngoài luật pháp Hàn Quốc và căn cứ vào nội dung nêu trên, chúng ta đều phải thừa nhận sự quan tâm thích đáng của chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đối với gia đình đa văn hóa.

 

2. Các biện pháp hỗ trợ gia đình đa văn hóa

(1)   Khắc phục rào cản ngôn ngữ

 

Hầu hết các nhà nghiên cứu, phân tích đều nhất trí cho rằng, nhân tố căn bản, nhân tố chính tạo nên mối bất hòa, sự căng thẳng và di hại đến thế hệ thứ hai trong gia đình đa văn hóa là rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Thật vậy! Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Thiếu công cụ giao tiếp này thì khoảng cách giữa con người với con người tuy gần mà xa. Đặc biệt, trong quan hệ gia đình vốn ẩn chứa và phát sinh vô vàn mâu thuẫn thì càng cần phải có sự giải quyết, giải tỏa; Trong quan hệ xã hội có rất nhiều mối liên quan đến đời sống của gia đình đa văn hóa thì càng cần gia đình đó phải nắm bắt và thích nghi để tồn tại và phát triển. Đối với những cô gái làm dâu xứ người thì vấn đề khác biệt ngôn ngữ là nghiêm trọng nhất. Từ chỗ “ông nói gà, bà nói vịt” dẫn đến nhiều mâu thuẫn không đáng có trong gia đình nhà chồng nói chung cũng như quan hệ vợ chồng nói riêng. Thực tiễn đời sống của nhiều đôi vợ chồng đa văn hóa cho thấy, do thiếu công cụ giao tiếp đã  nhanh chóng xuất hiện những đối kháng, những cuộc chia ly vội vã, thậm chí là những thảm cảnh như người phụ nữ bị đánh đập, bị đối xử thậm tệ mà tìm đến cái chết…

Nhằm giúp đỡ các gia đình đa văn hóa hạn chế tối đa những mâu thuẫn gia đình, tiến tới xây dựng tổ ấm hạnh phúc và hòa nhập cộng đồng, chính phủ Hàn Quốc nhận biết rõ nhu cầu cấp bách trong vấn đề rào cản ngôn ngữ và đã có biện pháp thiết thực, trong đó, biện pháp tạo điều kiện tốt nhất cho các cô dâu nước ngoài được học tiếng Hàn Quốc và tìm hiểu văn hóa Hàn. Các Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa ( dưới đây thường gọi tắt là Trung tâm) lần lượt được cấp giấy phép thành lập và nhiệm vụ hàng đầu của các trung tâm này là dạy tiếng Hàn miễn phí cho thành viên gia đình đa văn hóa. Tới năm 2009, theo ngài Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn cho biết, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của chính phủ và các đoàn thể xã hội Hàn Quốc, hơn 170 Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa trên khắp Hàn Quốc đã được thành lập. Các gia đình đa văn hóa Hàn – Việt nhận được sự giúp đỡ tích cực từ các trung tâm này và đang góp phần vào sự phát triển của Hàn Quốc cũng như trở thành cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt – Hàn.

Chương trình hỗ trợ của các Trung tâm này về đại thể có 4 phần lớn là: (1) Tổ chức giảng dạy và học tiếng Hàn; (2) Học máy vi tính; (3) Tăng thêm hiểu biết về văn hóa truyền thống Hàn Quốc; (4) Tư vấn.

Địa điểm các trung tâm được trải đều ở các Quận, Phường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các thành viên gia đình đa văn hóa. Họ đến đây được học miễn phí với sự giảng dạy tận tình của các tình nguyện viên người Hàn Quốc. Nếu học viên có bầu hoặc đi lại khó khăn thì Trung tâm sẽ cử người đến tận nơi giảng dạy, kèm cặp nhằm giúp học viên theo kịp chương trình đào tạo và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Theo nhận xét sơ bộ, thành phố Busan là một trong những nơi được đánh giá cao về hoạt động hiệu quả của các Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa. Tính đến tháng 10 – 2011, thành phố Busan có 31 Trung tâm. Địa chỉ trung tâm, các hoạt động cụ thể, số điện thoại tư vấn, trang web… được quảng cáo rộng rãi, được chuyển đến tận nhà các gia đình đa văn hóa và họ sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu. Xét trong 4 chương trình hỗ như vừa nêu trên, chương trình tiếng Hàn là nan giải nhất. Chương trình này không chỉ

Trước << | Trang thứ 4/5 | >> Sau
Scroll To Top