Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

Đăng ngày:

tạp từ trong trứng nước. Thuật ngữ này được cả cộng đồng thừa nhận đã chứng tỏ sự cầu thị, sự đồng cảm sâu sắc trong suy nghĩ, tâm tư của người Hàn đối với những gia đình kết hôn quốc tế. Một thực tế đã xảy ra vào trước năm 2000 là người Hàn Quốc coi thường những loại gia đình này. Những đứa trẻ mang hai dòng máu cha Hàn + mẹ nước ngoài chưa được coi là một bộ phận chính thức của xã hội Hàn Quốc. Giới truyền thông cũng như người dân Hàn tự phát gọi họ với một từ ngữ mang tính phân biệt là Kosian (kết hợp của hai từ Korea + Asian). Sự phân biệt đó đã dần dần lui vào dĩ vãng bởi người Hàn Quốc nhanh chóng nhận thức lại một hiện tượng xã hội bùng nổ trong thời đại toàn cầu hóa mà chính bản thân người Hàn trực tiếp trải nghiệm do sự thiếu hụt về nhu cầu tình cảm đôi lứa, về sự thiếu hụt một nửa bên kia của mình. Chúng tôi gọi việc tạo lập gia đình đa văn hóa ở Hàn Quốc là một hiện tượng xã hội bùng nổ bởi sự gia tăng với tốc độ cao trong một thời gian không dài. Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, chỉ trong vòng từ năm 2000 đến 2006, đã có tới hơn 100.000 vụ kết hôn quốc tế, tức số lượng gia đình văn hóa được hình thành ở Hàn Quốc. Xin xem bảng cụ thể sau:

Cô dâu, chú rể người nước ngoài phân theo quốc gia

 

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

118.421

14.131

104.290

Trung Quốc

(gốc Hàn Quốc)

37.126(31,4)

5.975

31.151

Trung Quốc

29.860(25,2)

2,859

26.947

Việt Nam

24.194(20,4)

128

24.066

Nhật Bản

5.564(4,7)

519

5.045

Philippines

5.442(4,6)

156

5.286

Cambodia

2.726(2,3)

7

2.719

Mông Cổ

2.274(1,9)

31

2.243

Thái Lan

1.980(1,7)

984

514

Hoa Kỳ

1.498(1,3)

984

514

Các nước khác (hơn 110 quốc gia)

7.757(6,6)

3.438

4.373

Nguồn: Bộ Tư Pháp Hàn Quốc

Cục thống kê Hàn Quốc cũng cho biết số lượng vụ kết hôn quốc tế từ năm 2003 đến 2008 cũng tăng nhanh chóng và đạt con số 122.552 người

Xem bảng cụ thể dưới đây:

Tình hình tăng số người kết hôn quốc tế tại Hàn Quốc

 

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số người

44,416

57,069

75,011

93,786

110,362

122,552

Tỉ lệ

tăng giảm

-

↑28,5%

↑31,4%

↑25%

↑17,7%

↑11%

Nguồn: Cục thống kê Hàn Quốc (http://kosis.nso.go.kr)

Báo Quân đội nhân dân (Việt Nam) ngày 9 tháng 11  năm 2011 có bài: “ Dâu Việt đứng đầu danh sách dâu ngoại ở Hàn Quốc” dẫn lại Tuần báo Jeju (Hàn Quốc) cho biết, đến tháng 12 năm 2010, theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc, số người nhập cảnh theo diện F2 (nhập cảnh diện F2 cho phép các phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc có thể nhập tịch hay xin thẻ thường trú sau hai năm) là 141.654 người. Trong đó, nhiều nhất là người Việt Nam ( 35.355 người), tiếp đó là Trung Quốc (35.023 người), Nhật Bản (10.451 người) và Philippin (7.476 người). Đến ngày 16 tháng 4 năm 2012, trong buổi tiếp đoàn thanh niên Việt Nam tại Seoul, ông Nguyễn Mạnh Đông, Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, hiện có hơn 45 nghìn cô dâu Việt lấy chồng tại Hàn Quốc, phần lớn sống hạnh phúc, hơn 70% gia đình sống hòa thuận, không có bạo lực[1].

Như vậy, rõ ràng số lượng gia đình văn hóa ở Hàn Quốc đã tăng theo tỷ lệ ngày càng cao theo từng năm. Theo nhiều dự báo, con số 200.000 gia đình văn hóa ở Hàn Quốc sẽ xuất hiện vào năm 2015.

Số lượng gia đình đa văn hóa định cư tại Hàn Quốc trong thời gian qua tuy chưa lâu nhưng đã có những tác động nhất định đến xã hội Hàn Quốc, trong đó, có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta cùng xem xét cả hai mặt trên:

- Về mặt tích cực:

Số nam giới Hàn Quốc khó có điều kiện lấy vợ người Hàn đã xây dựng được tổ ấm gia đình cho mình và “một nửa của họ”, tức các cô gái nước ngoài cũng đã xây dựng được gia đình và cùng họ chung sống. Trên các phương tiện thông tin đại chúng Hàn Quốc, mọi người thường xuyên được nghe, được xem những thông tin và hình ảnh của nhiều gia đình đa văn hóa sống hạnh phúc, tình cảm chan hòa, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, trở ngại, vượt qua mọi rào cản về quốc tịch, ngôn ngữ, chung sức chung lòng gây dựng một mái ấm gia đình. Theo Yonhap new ngày 31 – 5 – 2001 cho biết, họ đã tổ chức một “Liên hoan hợp xướng Gia đình đa văn hóa toàn quốc lần thứ 1” vào ngày 29 – 5 – 2011 nhằm tỏ rõ cho mọi người hiểu hơn về cuộc sống hạnh phúc của các gia đình đa văn hóa. Cuộc liên hoan này tuyển chọn 12 đội (tức 12 gia đình) trên cả nước đã qua vòng loại với số lượng gia đình tham gia gấp nhiều lần để trình diễn những tiết mục đặc sắc mà cả gia đình họ đã luyện tập công phu. Mở màn cuộc liên hoan là ca khúc “Himalayas” của dàn hợp xướng có 11 thành viên là các bà mẹ người Nhật cùng các ông bố người Hàn đến từ Icheon, Gyeonggido. Trong 1 tiếng 45 phút chương trình với phần hợp xướng của 12 đội tham gia, các gia đình đa văn hóa và rất đông khán giả đến xem trực tiếp hoặc xem qua truyền hình đã được thấy hình ảnh hạnh phúc của gia đình đa văn hóa Hàn Quốc và chứng kiến nhiều thành viên bày tỏ niềm hạnh phúc của bản thân.

Chị Kinzo, người Nhật Bản chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng muốn sinh sống tại Hàn Quốc như một người bản địa thì phải hát được bài Arirang, là bản dân ca chứa đựng tâm tư tình cảm của người Hàn Quốc nên tôi đã chọn làm bản hợp xướng để tham gia” và “Được gặp các gia đình đa văn hóa khác đến từ khắp nơi thế này khiến tôi rất vui và hạnh phúc”.

Chị Lee Sang Geum, người Trung Quốc đã cùng hai con hát rất thành công bài “The Grandfather watch” (Chiếc đồng hồ của ông nội) và cũng chia sẻ những niềm hạnh phúc do chính bàn tay của hai vợ chồng chị vun đắp nên…

Cuộc liên hoan hợp xướng Gia đình đa văn hóa này là một minh chứng cho số đông những gia đình đa văn hóa Hàn Quốc có một cuộc sống ổn định, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Ban tổ chức cũng đã đi đến quyết định tìm hiểu về các gia đình đa văn hóa và có kế hoạch tổ chức liên hoan vào những năm tiếp theo.

Hãng truyền hình có uy tín ở Hàn Quốc là KBS đã tổ chức nhiều cuộc điều tra, tìm hiểu về Gia đình đa văn hóa và liên tục phát các phóng sự về vấn đề này. Trong Phần 5 của một phóng sự ngày 30 – 3 – 2012, có nhan đề: “Gia đình Hàn – Trung, tổ ấm và tình yêu muôn màu”, KBS đã cho mọi người biết được cuộc sống của một gia đình chồng người Hàn Quốc, vợ người Trung Quốc từng chung sống với nhau ở Trung Quốc một thời gian và trở về Hàn Quốc đã 10 năm, hiện đang chung sống ở một căn hộ chung cư phường Bon, quận Gangbuk, Seoul. Chị Gwakjeongyeon, người gốc Thượng Hải, Trung Quốc cùng chồng là Kim Kyung nam, người gốc Seoul, Hàn Quốc và hai cô con gái đã vượt qua không ít khó khăn về rào cản ngôn ngữ, quốc tịch, về những chuyện nội trợ trong gia đình nhỏ của mình cũng như gia đình lớn của họ hàng nhà chồng, những chuyện chỉ có con gái, không sinh con trai, tức quan niệm trọng nam khinh nữ của mẹ chồng… để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc như hiện tại. Kết luận cho phóng sự, người làm chương trình đã có lời kết rất đẹp là “hạnh phúc phi thường”.

Báo chí Việt Nam cũng không phải không có những bài phóng sự viết về những gia đình đa văn hóa có cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Báo Đang Yêu, đặc san của Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 3 – 2 – 2012 có bài về một cô dâu Việt ở Hàn Quốc nhận giải thưởng “Người con hiếu thảo” tại Hàn Quốc. Chị là Lê Thị Huệ, tốt nghiệp khoa Ngôn ngữ và văn hóa Anh, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, lấy  chồng là anh Kwon Dong – hee năm 2007, có nghề kinh doanh nhà hàng. Trước khi quyết định lấy chồng Hàn Quốc, chị đã tìm hiểu và biết hoàn cảnh của anh không bình thường như những gia đình khác. Bố anh đã mất, mẹ già yếu, lại mắc một loại bệnh về thần kinh nên việc chăm sóc bà rất vất vả. Với tình yêu chân thành, sự hòa thuận và chia sẻ trong gia đình, anh chị đã vượt qua rất nhiều trở ngại về dư luận, ngôn ngữ, lối sống và chị thực sự trở thành “dâu thảo vợ hiền”, chăm sóc chu đáo mẹ chồng từng bữa ăn giấc ngủ để chồng an tâm thực hiện được dự định của mình là mở một nhà hàng của riêng mình. Ở tuổi 33, hạnh phúc của chị được đánh dấu bằng giải thưởng nêu trên, một giải thưởng hàng năm dành cho những tấm gương người con có hiếu, chăm sóc và yêu thương cha mẹ của Hàn Quốc. Hạnh phúc trong tổ ấm với chồng và một cô con gái, chị cho biết thời gian vừa qua dù dành nhiều tâm sức cho công việc gia đình nhưng chị vẫn chú ý trau dồi tiếng Hàn để sau này trở thành một giáo viên dạy ngôn ngữ


[1] Hanquocngaynay.com; ngày 19 tháng 4 năm 2012


Trước << | Trang thứ 2/5 | >> Sau
Scroll To Top