Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Khoa học


  • HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2014 (Phần 1)

    Ngày 23/09/2014 vừa qua, đại diện của các quốc gia trên thế giới đã tập trung tại New York (Mỹ) để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Đây được cho là hội nghị quy tụ đông đảo nhất các vị lãnh đạo của thế giới, kể từ Hội nghị các nước thành viên Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 2009 tại Copenhagen (Đan Mạch), với gần 120 Tổng thống, Thủ tướng và nhiều lãnh đạo cấp cao các nước. Ngoài ra, còn có đông đảo các đại diện của giới khoa học, tài chính, doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi trường và báo giới.

  • DỰ ÁN CẢI TẠO BỐN SÔNG LỚN CỦA HÀN QUỐC (Phần 4)

    1. Hiệu quả đóng góp cho Tăng trưởng xanh: Dự kiến và Thực tế

    Dự án này hướng đến mục tiêu tăng chất lượng nước lên 90% (Nhu cầu oxy sinh hoá thấp hơn 3ppm[1]) vào trước năm 2012 bằng cách mở rộng các cơ sở xử lý nước thải và thành lập các đơn vị giảm thiểu tảo xanh. Về các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, chính quyền trung ương và địa phương buộc phải duy trì nồng độ mặn ở một mức độ thích hợp để bảo vệ nguồn cung cấp nước uống và nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác.



    [1] Nhu cầu oxy sinh hoá từ 1 đến 2ppm: chất lượng nước rất tốt, không có nhiều chất thải hữu cơ. Nhu cầu oxy sinh hoá từ 3 đến 5ppm: nước tương đối sạch. Nhu cầu oxy sinh hoá từ 6 đến 9ppm: nước hơi ô nhiễm.

  • DỰ ÁN CẢI TẠO BỐN SÔNG LỚN CỦA HÀN QUỐC (Phần 3)

    1. Đánh giá tác động môi trường của dự án

    Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành một Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) của Dự án cải tạo bốn sông lớn nhằm ước định các ảnh hưởng tiềm tàng của dự án và đưa ra các biện pháp ứng phó. Kết quả của EIA đã được công bố ngày 06/11/2009.

  • DỰ ÁN CẢI TẠO BỐN SÔNG LỚN CỦA HÀN QUỐC (Phần 2)

    1. Lập kế hoạch và thực thi dự án

    Dự án cải tạo 4 sông lớn là kết quả của một kế hoạch liên bộ - liên ngành, trong đó, hàng loạt các bộ ngành cam kết cùng tham gia.

    Vai trò của từng bộ ngành trong các dự án tiếp nối như sau:

    • Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng Hải: Cải tạo 4 sông và các phụ lưu ở địa phương.

  • DỰ ÁN CẢI TẠO BỐN SÔNG LỚN CỦA HÀN QUỐC (Phần 1)

    1. Thách thức và mục tiêu

    a. Những thách thức

    Dự án cải tạo 4 sông lớn ở Hàn Quốc được hoạch định nhằm đương đầu với những thách thức môi trường to lớn mà các sông Hàn, sông Nakdong, sông Geum và sông Yeongsan phải đối diện. Tại Hàn Quốc, những đợt lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại đã gây những tổn thất về người và của, khiến hệ sinh thái bị mai một, môi trường sống xuống cấp và buộc cư dân ở ven sông phải di dời.

  • VỀ NHỮNG SẮP XẾP THỂ CHẾ CHO TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI HÀN QUỐC

    Để hoàn thành tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh, Chính phủ Hàn Quốc đã chủ động vào cuộc nhằm tạo ra các sắp xếp thể chế thích hợp hướng tới tăng trưởng xanh. Rõ ràng rằng, trong việc biến tầm nhìn quốc gia thành hiện thực thì tính hiệu quả trong điều hành có vai trò vô cùng quan trọng.

  • VỀ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TÀI KHOÁ CHO TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI HÀN QUỐC

    Về những điều chỉnh tài khoá giúp cho Hàn Quốc có thể thực thi tăng trưởng xanh, có bốn điểm đáng xem xét như sau: (i) Tăng trưởng xanh cần được “tiền tệ hoá” (monetize) dưới hình thức một chính sách về ngân sách; (ii) Cơ quan tài chính và kế hoạch trung ương phải đóng vai trò chính yếu; (iii) Ngân sách tăng trưởng xanh tăng lên không nhất thiết dẫn đến việc giảm đi các ngân sách y tế và giáo dục; (iv) Phân bổ lại các nguồn ngân sách cho tăng trưởng xanh là cần thiết trong một số khu vực chi tiêu.

  • CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở HÀN QUỐC: TẤT YẾU HAY LỰA CHỌN?

    Khái quát

    Khi vừa nhậm chức vào năm 2008, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tuyên bố “Tăng trưởng xanh, ít các-bon” là tầm nhìn quốc gia mới của Đại Hàn Dân Quốc. Tác nhân chính yếu nhất dẫn tới tầm nhìn này là do cộng đồng đã nhận ra tính không bền vững của tăng trưởng kinh tế dựa vào phát thải các-bon ở mức độ cao. Chiến lược này nhằm chuyển đổi mô hình phát triển hiện hành, vốn tăng trưởng thiên về số lượng và phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch, sang một mô hình tăng trưởng hướng đến chất lượng, trong đó, chú trọng nhiều hơn vào sự tự chủ năng lượng và tính bền vững thông qua các phương thức như tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

  • HÀN QUỐC DẪN ĐẦU THẾ GIỚI VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH (Phần 2)

    Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Đan Mạch đã nhất trí thành lập mô hình “Đồng minh tăng trưởng xanh” vào tháng 5 năm 2011. Đây là một khái niệm đồng minh mới vì từ trước tới nay quan hệ đồng minh quốc tế chủ yếu bao hàm các lĩnh vực chính trị và quân sự. Quan hệ đồng minh giữa hai nước sẽ kết hợp tiềm lực của ngành công nghiệp chế tạo Hàn Quốc và công nghệ thân thiện với môi trường của Đan Mạch để khai thác thị trường tăng trưởng xanh giàu tiềm năng trên thế giới.

  • HÀN QUỐC DẪN ĐẦU THẾ GIỚI VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH (Phần 1)

    Tăng trưởng xanh hay tăng trưởng ít các bon đã được Tổng thống Lee Myung Bak chính thức công bố trong bài phát biểu nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập nước Đại Hàn dân quốc 15 tháng 8 năm 2008. Kế hoạch Thích ứng với biến đổi khí hậu và năng lượng quốc gia của Hàn Quốc được thông qua ngày 20/08/2008 đã đưa ra mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái sinh lên đến 11% trong tổng mức năng lượng sử dụng vào năm 2030.





Scroll To Top