Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Khoa học


  • PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG INTERNET VẠN VẬT (IOT) Ở HÀN QUỐC

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có liên quan đến các lĩnh vực mới như IoT (internet vạn vật) đã mang đến những cơ hội thị trường mới cho các nước có nền khoa học công nghệ phát triển. Có thể nói IoT có tiềm năng cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên quy mô lớn. Thông qua IoT, người ta thể giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học cũng như kinh tế bởi vì nó mang lại cơ hội mới cho các doanh nghiệp với những lợi thế về mô hình kinh doanh mới, chuyển đổi chi phí, hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.Nhận thấy tiềm năng của IoT có thể trờ thành động lực tăng trưởng kinh tế tiếp theo, nhiều quốc gia hiện đang chuyển sang lĩnh vực IoT để giải quyết các thách thức quốc gia, cải cách khu vực công và tăng sức cạnh tranh của khu vực tư nhân. Với cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin cao cấp, các công ty khởi nghiệp đa dạng, sáng tạo và người dân thân thiện với công nghệ, Hàn Quốc có tiềm năng mạnh mẽ để trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Có thể nói IoT hiện nay được coi là một nguồn phát triển kinh tế xã hội tiềm năng ở Hàn Quốc trong kỷ nguyên số.Với những tên gọi và dự án khác nhau, hạ tầng IoT đã được Chính phủ Hàn Quốc từng bước phát triển.

  • PHÁT TRIỂN INTERNET VẠN VẬT (IoT) Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

    IoT (Internet of Things/internet vạn vật) là một phần tích hợp của internet tương lai bao gồm các phát triển internet, mạng hiện tại và tiến hóa và có thể được định nghĩa theo khái niệm là một cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu với các khả năng tự định hình dựa trên các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và tương tác, ở đó “vạn vật” hữu hình và ảo, có các đặc tính, thuộc tính vật lý, và tính cá nhân ảo, sử dụng các giao diện thông minh và được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt[1].

    IoT sẽ không chỉ giúp tăng năng suất bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn tạo ra các ngành công nghiệp mới, do đó thị trường IoT chắc chắn sẽ phát triển đáng kể trong tương lai gần. Với triển vọng thị trường sáng sủa, các quốc gia lớn bao gồm Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản đang tích cực tham gia vào các nỗ lực thúc đẩy IoT như một ngành công nghiệp cốt lõi. Phù hợp với xu hướng toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định IoT là một trong những ngành công nghiệp cốt lõi và đề ra những chiến lược rõ ràng nhằm thúc đẩy sự phát triển của IoT.

  • KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG CAO Ở HÀN QUỐC

    Với dự án quốc gia là phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc trong thập niên 1970-1980 đạt tới hai con số. Để đạt được thành quả phát triển kinh tế thần kì đó và tự chủ quốc phòng trong bối cảnh chia cắt trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc cho khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản quan trọng. Chính phủ Hàn Quốc đã rất quan tâm phát triển khoa học kỹ thuật và trọng dụng các chuyên gia. Đặc biệt là kể từ thập niên 1970, sau khi Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 2 thành công, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee càng nhận thức rõ hơn và chú trọng hơn cho phát triển khoa học kỹ thuật. Phát triển kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật được xem như là hai mặt của đồng tiền và để có được năng lực khoa học kỹ thuật và tự chủ kỹ thuật, chính quyền Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và phát triển khoa học kỹ thuật chiến lược.

  • ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ XANH Ở HÀN QUỐC

    Tính từ năm 2008, khi Tổng thống Lee Myung-bak công bố Tăng trưởng xanh, ít các-bon là tầm nhìn quốc gia của Hàn Quốc và nhấn mạnh trọng tâm phát triển là công nghệ xanh (CNX), năng lượng sạch thì quy mô đầu tư cho CNX của Hàn Quốc đã tăng dần theo từng năm. Theo số liệu thống kê[1], mức tăng cụ thể từ năm 2008 đến năm 2013 là: 1,46 nghìn tỷ won (năm 2008)  ➔  1,95 nghìn tỷ won (năm 2009)  ➔  2,24 nghìn tỷ won (năm 2010)  ➔  2,55 nghìn tỷ won (năm 2011)  ➔  2,71 nghìn tỷ won (năm 2012)  ➔ 3,04 nghìn tỷ won (năm 2013).

  • VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XANH CỦA HÀN QUỐC

    Từ năm 2008 đến nay, cùng với sự thay đổi về người lãnh đạo đứng đầu chính phủ - Tổng thống Lee Myung-bak hết nhiệm kỳ, Tổng thống Park Geun-hye đắc cử - thì mô hình phát triển quốc gia và các chính sách về công nghệ xanh (CNX) của Hàn Quốc cũng có những thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, đó không phải là sự thay đổi hoàn toàn, thay cái cũ bằng cái mới mà là sự kế thừa những giá trị tốt đẹp và củng cố, cải thiện những điểm còn thiếu sót của thời kỳ trước. Những thay đổi này là cần thiết, phù hợp với quá trình phát triển của Hàn Quốc.

    Để có cái nhìn tổng quan về những thay đổi về mặt chính sách đối với CNX của Hàn Quốc, ta có thể theo dõi bảng tóm tắt dưới đây:

  • KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỀ CÔNG NGHỆ XANH CỦA HÀN QUỐC (PHẦN 1)

    1. Khái niệm “công nghệ xanh”

    Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, trong vài thập niên gần đây, “công nghệ xanh” (CNX) đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ cũng như khu vực tư nhân và giới khoa học. Nhiều chuyên gia nhận định CNX là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai. Bởi vậy, các quốc gia theo đuổi CNX nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu môi trường mà còn nhắm tới một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế.

  • VỀ MỤC TIÊU GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA HÀN QUỐC

    Theo Chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators, World Bank), lượng phát thải các-bon của Hàn Quốc vào năm 2005 tính theo tổng số và trên đầu người đều tăng gấp đôi so với năm 1990, khiến nước này trở thành quốc gia có tốc độ gia tăng phát thải nhanh nhất trong nhóm các nước thuộc OECD. Khi so sánh với các nước thành viên Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency/ IEA), lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP của Hàn Quốc vào năm 2004 cao hơn Nhật Bản 40%, cao hơn gần 23% so với trung bình chung của các nước thành viên IEA Thái Bình Dương (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) và cao hơn 15% so với trung bình chung của toàn bộ các nước thuộc khối IEA. Trong đó, nếu xét theo yếu tố ngành, lượng phát thải của Hàn Quốc tập trung vào các ngành điện và nhiệt, sản xuất, giao thông vận tải và chế tạo công nghiệp.

  • HÀN QUỐC HƯỚNG TỚI KỶ NGUYÊN “TĂNG TRƯỞNG XANH 2.0”

    Sáng kiến Tăng trưởng xanh được cho là một trong những di sản lớn nhất của cựu Tổng thống Lee Myung-bak, được nhiều đảng phái chính trị Hàn Quốc ngợi khen. Kể từ khi khởi động năm 2008, ông Lee đã quảng bá mạnh mẽ cho tầm nhìn này và đã được ghi nhận bằng việc thành lập Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (Global Green Growth Institute/ GGGI) vào năm 2010, biến nó thành tổ chức quốc tế đầu tiên mà Hàn Quốc đóng vai trò lĩnh xướng vào năm 2012. Thành tích này được cho là có vai trò quan trọng giúp Hàn Quốc ứng cử thắng lợi vào vị trí Thư kí của Quỹ Khí hậu xanh. Qua đó, đã tạo cho Hàn Quốc một hình ảnh đẹp, gia tăng “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.

  • HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2014 (Phần 2)

    Về phía Hàn Quốc

    Sau đây, chúng tôi xin đăng toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại hội nghị, dựa theo tài liệu được đăng tải chính thức trên trang web của Nhà Xanh (bản tiếng Hàn) và bên cạnh đó, có tham khảo thêm tài liệu được đăng tải trên trang web chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2014 (bản tiếng Anh).





Scroll To Top