Trong những năm gần đây, số chuyên gia nước ngoài đóng góp cho nền kinh tế Hàn Quốc, tìm kiếm cơ hội ở quốc gia này ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa rằng, phía công ty Hàn Quốc và các chuyên gia nước ngoài đều cần đến nhau trong những thời điểm kinh tế khó khăn. Cả hai bên có thể cùng hợp tác, học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, không giống như ở các quốc gia khác, các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhu cầu về chuyên gia nước ngoài ở Hàn Quốc liên tục tăng nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế đối với chuyên gia nước ngoài, ngăn cản họ gia nhập các công ty Hàn Quốc. Nhiều người nước ngoài bị thu hút bởi cơ hội làm việc và văn hóa của Hàn Quốc. Do vậy, khi muốn tiếp tục ở lại, họ gia hạn hợp đồng hoặc tìm kiếm các cơ hội khác.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài sẽ nắm vị trí quản lý cao hay thấp ở Hàn Quốc. Trong năm 2011, doanh nghiệp Samsung có tỷ lệ chuyên gia nước ngoài ở vị trí lãnh đạo cao nhất với 16 giám đốc điều hành người nước ngoài. Tiếp theo là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 thế giới, công ty điện tử LG với 9 giám đốc điều hành người nước ngoài. Một số các giám đốc điều hành được tuyển chọn vì kinh nghiệm và tư duy sáng tạo trong quá trình làm việc hoặc học tập tại trường học. Nhưng tựu trung, các giám đốc người nước ngoài được tuyển chọn với cùng một mục đích là giúp công ty Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.
Môi trường làm việc căng thẳng
Hàn Quốc được đánh giá là một quốc gia có nhiều yêu cầu về kinh doanh khi so sánh với các môi trường kinh doanh nổi tiếng khác như Hồng Kông hay Singapo. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở chi nhánh tại Hàn Quốc. Đây là hướng tăng các chuyên gia nước ngoài đến Hàn Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có nhu cầu về chuyên gia nước ngoài. Tính đến tháng 2/2012, hơn 10% số doanh nghiệp Hàn Quốc có ít nhất một giám đốc điều hành người nước ngoài trong nhóm quản lý cấp cao, dẫn đầu là Samsung. Khi hỏi về số lượng người nước ngoài, bao gồm người Mỹ gốc Hàn Quốc được thuê trong 10 năm qua ở Samsung, con số đáng ngạc nhiên là 750 giám đốc. Trong đó, tỷ lệ rời bỏ vị trí vào năm 2010 rất thấp, chỉ là 10%.
Bảng 1. Ý kiến của chuyên gia nước ngoài đối với môi trường làm việc ở Hàn Quốc
Khắt khe
|
Hào hứng
|
Thú vị
|
Hài lòng
|
Không rời bỏ
|
Do dự
|
Không thỏa mãn
|
Khác
|
81%
|
27%
|
69%
|
12%
|
25%
|
0%
|
10%
|
10%
|
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, ý kiến của chuyên gia nước ngoài về môi trường làm việc “khắt khe” có tỷ lệ cao nhất, lên tới 81%. Đánh giá không tích cực về môi trường làm việc của Hàn Quốc cao hơn nhiều so với đánh giá tích cực là thú vị: 69%, hào hứng: 27%. Không những thế, số chuyên gia trả lời: “không thỏa mãn” về môi trường làm việc có tỷ lệ là 10%. Do vậy, đối với các chuyên gia nước ngoài: Hàn Quốc có một môi trường làm việc căng thẳng.
Mối quan hệ giữa người Hàn Quốc với chuyên gia người nước ngoài?
Ở Hàn Quốc, việc hiểu lầm hoặc gây bất đồng giữa nhân viên nước ngoài với người Hàn Quốc xuất phát từ sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, thói quen nghề nghiệp. Sự khác biệt văn hóa giữa Hàn Quốc và phương Tây rất lớn, thể hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau. Bởi vậy, nếu các đồng nghiệp không thể thấu hiểu những sự khác biệt này thì giữa nhân viên người Hàn Quốc và người nước ngoài tuy có mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi nhưng lại xa xôi trong cuộc sống hàng ngày. Đây là điều thường thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa khi các nhân viên người nười ngoài và Hàn Quốc cùng làm việc, xây dựng mối quan hệ với nhau.
Tùy thuộc vào mức độ toàn cầu của một công ty và giá trị của thương hiệu có thể là một phần thu hút của sự dịch chuyển lao động này. Nhiều người chuyển tới Hàn Quốc làm việc, bởi đây là cơ hội để vượt qua sự suy thoái về kinh tế, nhận được khoản tiền đãi ngộ lớn với vị trí giám đốc điều hành nước ngoài.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc cần phải hiểu rằng, các chuyên gia người nước ngoài muốn học tập một mô hình kinh doanh mới trong khi chỉ dẫn cho người Hàn Quốc những điều mới mẻ, có ích cho sự nghiệp trong tương lai của họ. Tuy nhiên, sự nhiệt tình trên thường bị suy giảm do xảy ra những hiểu lầm và thiếu giao tiếp. Đây là lý do vì sao mà mối quan hệ giữa đồng nghiệp Hàn Quốc và người nước ngoài được miêu tả như sau: “gần gũi về mặt không gian, thời gian nhưng lại xa cách trong mối quan hệ”.
Các doanh nghiệp trong nước thuê nhiều các chuyên gia nước ngoài nhằm tăng sức cạnh tranh tại thị trường các nước tiên tiến. Hiện nay, có rất ít các chuyên gia người nước ngoài nắm giữ vị trí giám đốc điều hành và càng ít hơn tại các chi nhánh ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn giữ vai trò rất quan trọng ở các tập đoàn của Hàn Quốc. Những người nước ngoài này được gọi là FELO, giám đốc người nước ngoài tại các công ty Hàn Quốc. Họ thường được thuê với nhiệm vụ toàn cầu hóa hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 2. Ý kiến của bạn với vị trí chuyên gia nước ngoài ở Hàn Quốc
Dễ chịu
|
Ngạc nhiên
|
Thách thức
|
Khó khăn
|
Do dự
|
Đáng ghi nhớ
|
Không có thực
|
Khác
|
72%
|
36%
|
34%
|
7%
|
25%
|
42%
|
4%
|
4%
|
Tống Thùy Linh lược dịch
Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Lược thuật từ Báo cáo điều tra của công ty DHR International “Corporate Korea’s Hot Import: Foreign Professionals”, dẫn theo nguồn: http://www.dhrinternational.com/thought-leadership/corporate-koreas-hot-import-foreign-professionals/