Trong những năm 1950, do bùng nổ dân số khiến dân số Hàn Quốc tăng nhanh và bị coi như một nguyên nhân chính của vòng luẩn quẩn đói nghèo. Do vậy, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua chính sách hạn chế tối đa việc sinh con và khởi xướng kế hoạch hóa gia đình trong đầu những năm 1960 khi mà sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã bắt đầu khởi sắc. Chương trình kế hoạch hóa gia đình đã bước đầu gặt hái được những thành công, cùng với đó là sự thay đổi tích cực về kinh tế xã hội, bao gồm cả sự nâng cao về tiêu chuẩn sống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lĩnh vực giáo dục cũng tốt hơn và phổ cập hơn, những quan niệm sinh sản truyền thống trước đây dần dần suy yếu.
Vậy nguyên nhân thay đổi trong khả năng sinh sản ở Hàn Quốc là gì?
1. Yếu tố nhân khẩu học
Theo nhân khẩu học - khả năng sinh sản được xác định bởi hai yếu tố: tuổi của nữ kết hôn lần đầu (FAFM) và tỷ suất sinh của phụ nữ đã lập gia đình (tỷ suất sinh khi kết hôn, MFR). Tuổi của nữ kết hôn lần đầu là 24,1 tuổi vào năm 1985 nhưng đã tăng lên đến 28,1 tuổi năm 2007, cùng với sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ ghi danh vào trường đại học (FUER) và tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động (FLPR). Tỷ lệ phụ nữ ghi danh vào đại học tăng từ 31,3% trong năm 1990 đến 83,8% trong năm 2008. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động tăng từ 47,0 % trong năm 1990 đến 50,1 % trong năm 2007 ( từ 42,6% đến 68,0% cho nhóm tuổi từ 25 ~ 29 tuổi và từ 49,5% đến 53,6% cho nhóm tuổi từ 30 ~ 34 tuổi, đó là lứa tuổi chính sẵn sàng cho kết hôn lần đầu và sinh đẻ). Vì hầu hết việc sinh con vẫn đến từ các cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp tại Hàn Quốc (98,5 % vào năm 2007), sự kéo dài tuổi kết hôn lần đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ khả năng sinh sản thông qua giảm bớt nhịp sinh đẻ và tăng vô sinh.
Bảng 1: Thay đổi trong tỷ suất sinh sau kết hôn tại Hàn Quốc
(đơn vị: số lượng trẻ trên mỗi phụ nữ đã kết hôn)
Tuổi của phụ nữ
1970
1980
1990
2000
2004
20 ~ 24
460,3
405,6
426,3
363,6
259,0
25 ~ 29
362,8
285,4
219,8
254,5
193,4
30 ~ 34
217,5
120,9
54,7
96,8
99,5
Nguồn: KNSO, nguyên nhân giảm số lượng trẻ em, 2005
Bảng 2: Tác động tuổi của nữ kết hôn lần đầu và tỷ suất sinh khi kết hôn trên tổng tỷ suất sinh giảm
(đơn vị: %)
Nhân tố
1959-1969
1970-1979
1980-1989
1990-1999 (1995-1999)
’00-‘04
Giảm MFR
90
85
61
-95(-2)
49,1
Tăng FAFM
10
15
39
195(102)
50,9
Nguồn: Lee và cộng sự, Nguyên nhân của khả năng sinh sản thấp và chính sách đối phó toàn diện, Ủy ban về hội người cao tuổi và chính sách dân số, Bộ Y tế và Phúc lợi, KIHASA, 2006a
Bảng 3: Thái độ của người chưa lập gia đình về hôn nhân
(đơn vị: %)
Kết hôn là cần thiết
Tốt hơn nếu kết hôn
Không thành vấn đề
Tốt hơn nếu không kết hôn
Không biết
Tổng
Phụ nữ độc thân
29,4
42,1
23,4
2,2
2,9
100,0 (1.461)
Đàn ông độc thân
12,8
36,3
44,9
3,7
2,2
100,0 (1.204)
Nguồn: Lee. và cộng sự, 2005. Khảo sát quốc gia về hôn nhân và sinh sản , Ủy ban về Hội người cao tuổi và Chính sách dân số, Bộ Y tế và Phúc lợi, KIHASA, 2006b.
Tỷ lệ sinh con sau khi đã kết hôn cho thấy một xu hướng giảm ở hầu hết các nhóm tuổi với một số trường hợp ngoại lệ gần đây ở nhóm tuổi lớn hơn. Ví dụ, tỷ suất sinh khi kết hôn trong độ tuổi từ 20 ~ 24 tuổi tiếp tục giảm từ 460 trên nghìn phụ nữ đã kết hôn trong năm 1970 xuống còn 259 trong năm 2004. Tỷ suất sinh khi kết hôn trong độ tuổi từ 25 ~ 29 tuổi là 362 vào năm 1970, giảm đến giữa những năm 1980. Tỷ suất sinh khi kết hôn tăng trong khoảng thời gian ngắn, một lần nữa quay sang giảm kể từ giữa những năm 1990, đạt 193 vào năm 2004. Tỷ suất sinh khi kết hôn trong độ tuổi từ 30 ~ 34 tuổi giảm từ 217 ở tuổi 30 ~ 34 vào năm 1970 nhưng lại tăng kể từ giữa những năm 1980, đạt 99 vào năm 2004. Sự thay đổi về xu hướng tuổi trong tỷ suất sinh khi kết hôn là do tăng trong độ tuổi sinh lần đầu và độ tuổi sinh sản.
Ảnh hưởng của tuổi nữ giới kết hôn lần đầu và tỷ suất sinh khi kết hôn trên tổng tỷ suất sinh có sự khác nhau qua thời gian. Trong những năm 1980, chứng kiến sự giảm trong tỷ suất sinh khi kết hôn gây ra sự sụt giảm nhanh chóng về tổng tỷ suất sinh. Sự suy giảm tổng tỷ suất sinh trong những năm 1990 chủ yếu là do sự gia tăng tuổi của nữ kết hôn lần đầu chứ không phải do giảm tỷ suất sinh khi kết hôn. Tuy nhiên, sự suy giảm nhanh chóng trong tổng tỷ suất sinh trong giai đoạn năm 1999 ~ 2004 là do cả hai yếu tố tăng tuổi của nữ kết hôn lần đầu và giảm tỷ suất sinh khi kết hôn đến mức gần như tương tự.
(Còn tiếp)
Nguyễn Phương Thảo lược dịch
Nguồn: The Japanese Journal of Population, Vol.7, No.1 (March2009), Low Fertility and Policy Responses in Korea của tác giả Sam-Sik Lee.