Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài



Chính phủ xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp có tầm cỡ của Paju. Chính phủ nới lỏng hoặc bãi bỏ các quy định mà đã tồn tại nhiều thập kỷ liên quan đến phát triển các vùng biên giới. Những ưu đãi đó và các biện pháp khác được tiến hành với tốc độ khẩn trương nhất, một tín hiệu của thiện chí và cam kết của chính phủ để giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Hàn Quốc.

Còn có những ví dụ thành công khác: nhà bán lẻ của Anh (Tesco) đã làm ăn rất hiệu quả ở Hàn Quốc. Hoạt động của Tesco ở Hàn Quốc chiếm tới 1/3 doanh thu ở nước ngoài của nhà bán lẻ này. Một ví dụ khác, hoạt động xuất sắc của GM Daewoo. Công ty này trong quý I năm 2006 một lần nữa trở thành nhà sản xuất ôtô đứng thứ hai của Hàn Quốc. Đây là một tiến bộ to lớn vĩ đại chỉ trong vòng bốn năm. Trên thực tế, GM Daewoo hoạt động tốt cũng là để giúp cho tăng cường hình ảnh của hãng GM ở Châu Á.

Hàn Quốc hy vọng đạt 11 tỷ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài năm 2006 - mức tương đương 2005. Bên cạnh các lĩnh vực thông thường như tài chính và bảo hiểm, còn có những khu vực khác mà các nhà đầu tư đang quan tâm trong lĩnh vực thiết bị nghiên cứu phát triển, trung tâm giao vận và trụ sở khu vực của các tập đoàn đa quốc gia. Các công ty sản xuất bộ phận nguyên liệu cũng rất quan tâm tới lĩnh vực hàng điện tử phát triển cao của Hàn Quốc.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này là đương nhiên khi xem xét tới đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D) khổng lồ của Hàn Quốc hàng năm, giúp cho Hàn Quốc đứng hàng thứ 10 hàng năm. Việc cống hiến như vậy đã đem lại thành tựu trong nhiều lĩnh vực. Trong năm 2005, Hàn Quốc đứng thứ sáu xét về số lượng xin cấp bằng phát minh sáng chế quốc tế nộp tại tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Các lĩnh vực khác mà Hàn Quốc có thế mạnh là nguồn nhân lực to lớn. Có hơn 100.000 sinh viên khoa học công nghệ tốt nghiệp hàng năm. Số sinh việc tiếp tục học tới bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngày càng tăng. Đối với nhà đầu tư đây là một môi trường lý tưởng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới. Một điểm mạnh khác cần chú ý là Hàn Quốc là một địa điểm hoàn hảo để đặt các trung tâm giao vận hoặc trụ sở khu vực ở châu Á. Có 44 thành phố với số dân mỗi thành phố trên 1 triệu người cách Seoul chừng 4 giờ bay.

Bên cạnh những tiềm năng của Hàn Quốc là trung tâm châu Á, Hàn Quốc có một lợi thế nữa là các công ty có thể dễ dàng mở rộng ra thị trường nước ngoài sau khi đã nghiên cứu thử nghiệm tại Hàn Quốc. Hiện tại đã có hơn một nửa của 500 công ty hàng đầu tạp chí Fortune có mặt tại Hàn Quốc.

Nắm bắt được tầm quan trọng của đầu tư đối với tương lại của đất nước, Hàn Quốc quyết tâm thực hiện tất cả những gì có thể để thoả mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Hàn Quốc đang thực thi các biện pháp nhằm trợ giúp cải tiến môi trường kinh doanh. Khu mới Invest Plaza ở nam Seoul được hy vọng để giúp đỡ các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài thâm nhập dễ dàng vào nền kinh tế. Có nhiều chương trình hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng, chương trình quan trọng nhất sẽ là những tư vấn thực tiễn và trợ giúp ban đầu cho các doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động tại Hàn Quốc.

Plaza đạt mục tiêu trở thành địa chỉ dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư: nhà quản lý dự án sẽ giúp mọi thứ từ việc tìm ra địa điểm tốt nhất để xây dựng nhà máy, xử lý các chi tiết hành chính cho tới áp dụng tất cả các chương trình và lợi ích của chính phủ tương ứng. Chính phủ nỗ lực để làm gia tăng những khuyến khích mà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực R & D công nghệ cao hay những doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở khu vực ở Hàn Quốc sẽ nhận được những ưu đãi về tiền bạc.

Cuối cùng là Hàn Quốc đang tập trung nỗ lực vào hai mục tiêu: Thứ nhất, trợ giúp các điều kiện thị trường và cho phép doanh nhân nhận ra đầy đủ tiềm năng doanh nghiệp của họ ở Hàn Quốc. Thứ hai, thực hiện các cam kết của mình nhằm giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động tốt ở Hàn Quốc.

Để nền kinh tế có lợi hơn cho đầu tư nước ngoài, năm 1998, Chính phủ đã thay thế Đạo luật quản lý ngoại hối trước đây bằng Đạo luật quản lý ngoại hối. Các biện pháp tự do hoá trong luật mới được thực hiện trong hai giai đoạn trong khoảng hai năm và những mục tiêu ban đầu của luật mới gồm có sự tự do hoá tài khoản vỗn và phát triển hơn nữa thị trường giao dịch trong nước.

Nội dung chính của tự do hoá trong giai đoạn đầu là áp dụng "Hệ thống danh mục phủ định". Hệ thống này linh hoạt hơn hệ thống danh mục xác thực trước đây, cho phép tự do hoá các giao dịch tài khoản vốn, trong đó các hoạt động của doanh nghiệp liên quan với các cơ sở tài chính, bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài. Một nỗ lực tự do hoá thị trường khác của Chính phủ là cho phép uỷ quyền giao dịch ngoại hối nhằm giúp các tổ chức tài chính đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Nội dung chính của tự do hoá ở giai đoạn hai gồm việc cho phép thực hiện các giao dịch bằng tài khoản vốn vẫn còn bị hạn chế trong giai đoạn một, trừ những giao dịch có liên quan đến an ninh quốc gia và nhằm ngăn chặn các hoạt động tội phạm. Nội dung này cho phép những người (nước ngoài) không cư trú (ở Hàn Quốc) được đầu tư vào các khoản tiền gửi bằng đồng won ở Hàn Quốc với kỳ hạn thanh toán dưới một năm và cho phép các cá nhân (nước ngoài) cư trú ở Hàn Quốc đầu tư vào các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài và chứng khoán.

Tuy nhiên, các biện pháp tự do hoá này không phải là không có những rủi ro. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện những biện pháp trên, Chính phủ đang tăng cường các quy chế giám sát thị trường và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.

Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch phát triển thị trường trung và dài hạn trong tháng 4 năm 2002 để biến Hàn Quốc thành một đất những thân thiện với kinh doanh và biến thị trường ngoại hối Hàn Quốc trở thành một trung tâm tài chính Đông Á. Những kế hoạch này sẽ được triển khai cho tới năm 2011 theo ba giai đoạn. Theo đó, nhiều hạn chế áp dụng trong giai đoạn một và hai của quá trình tự do hoá ngoại hối sẽ được dỡ bỏ trong năm 2011.

Trong năm 2002, thủ tục cấp phép của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã bị bãi bỏ và các thủ tục giấy tờ nặng nề cho giao dịch tài chính cá nhân và công ty đã được đơn giản hoá. Cùng lúc này, lưu chuyển vốn đã trở nên tự do hơn nhiều.

Nhằm phục hồi đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã tích cực làm việc về tự do hoá kể từ năm 2005. Ví dụ như nới lỏng các luật lệ về đầu tư nước ngoài trực tiếp và việc mua bất động sản ở nước ngoài bởi công dân Hàn Quốc. Trong 2006, tất cả các giao dịch vốn được chuyển từ một hệ thống cấp phép sang một hệ thống báo cáo đơn giản cho tự do hoá việc tái đầu tư.

Thực hiện: Thu Minh

Biên tập: nhóm website

Scroll To Top