CHÍNH SÁCH CHO NỀN KINH TẾ: TÍN DỤNG VÀ THUẾ
Đăng ngày:
Khoản vay lớn như vậy từ các ngân hàng do Chính phủ sở hữu hoặc quản lý, thực ra đã đặt các chủ doanh nghiệp dưới sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ, làm cho việc quản lý tín dụng ngân hàng trở thành một công cụ chính sách rất quan trọng. David Cole và Yung Chul Park đã nói rằng “sự quản lý của Chính phủ đối với các tổ chức ngân hàng là biện pháp chủ yếu để hướng dẫn và chỉnh đốn xí nghiệp tư nhân”(1). Tỷ lệ lãi suất thực quá thấp đối với các khoản vay ngân hàng do Nhà nước quản lý đảm bảo rằng luôn luôn có dư cầu về tín dụng ngân hàng. Điều này đã tạo ra nhu cầu phân phối tín dụng và tạo điều kiện để Chính phủ thực thi các phương thức chỉ huy thông qua sự kiểm soát của mình đối với các khoản vay, tỷ lệ lãi suất và thời hạn vay mới.Một tình trạng tương tự cũng xuất hiện trong việc phân phối tín dụng nước ngoài, đặt Chính phủ vào vị trí thuận lợi để kiểm soát các Công ty theo ý mình.
Thuế.
Một công cụ chính sách quan trọng thứ hai là cơ cấu và việc xử lý thuế. Các Công ty được miễn thuế gián thu đánh vào thu nhập do bán hàng xuất khẩu và cũng miễn 50% thuế thu nhập của Công ty và của cá nhân đối với các khoản tiền kiếm được từ xuất khẩu trong giai đoạn 1961 – 1972. Quyền thực hiện các vụ thanh tra thuế cần thiết để thực thi các chỉ thị của Chính phủ được xem là quan trọng bằng hoặc hơn công cụ miễn thuế. Do nhiều vụ giao dịch không chính thức liên quan đến việc phân bổ tín dụng ngân hàng và tín dụng nước ngoài, mức thuế cao, hoạt động đầu cơ đất đai… nên việc ghi chép kép trong sổ sách kế toán là phổ biến giữa các Công ty vay nhiều từ ngân hàng, đặt các Công ty vào tình trạng dễ bị tổn thương khi bị thanh tra thuế vào cuộc. Không ít Công ty bị đình chỉ hoạt động do thanh tra thuế, và bị phạt do gian trá thuế, bao gồm cả thuế nộp phạt cũng như bị truy tố hình sự.
Thực hiện: Mai Phương
Biên tập: Nhóm website
(1) Xem David C.Cole và Yung Chul Park, 1983, xem trang 284. Tae-won Kwack cũng nhấn mạnh điểm này, bắt đầu bằng “sự cung cấp tín dụng dường như đóng một vai trò quyết định lớn nhất”. Theo như Taw-won Kwark (1986) xem trang 125.