Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


HÀN QUỐC PHẢI GIÚP TRUNG QUỐC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Đăng ngày:

Trong những năm gần đây, gió tây đã thổi chất gây ô nhiễm công nghiệp từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn, làm tăng nỗi lo rằng những đám mây chì dày đặc, cadmium, asen và kim loại độc hại gây chết người khác sẽ gây hại cho sức khỏe cộng đồng tại đây cũng giống như ở các thành phố Trung Quốc.

Khoảng một phần ba dân số đô thị của Trung Quốc đang hít thở không khí ô nhiễm. Kết quả là, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số người Trung Quốc. Điều tồi tệ hơn là, mưa axit được báo cáo chiếm một phần ba lượng mưa của Trung Quốc. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc nói rằng, 9 trong số 10 thành phố bị ô nhiễm không khí nhất của thế giới là ở Trung Quốc, bao gồm Lan Châu, Trùng Khánh và Thái Nguyên. Rajkot của Ấn Độ chỉ là thành phố ngoài Trung Quốc nằm trong danh sách này.

Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng của Trung Quốc là sử dụng than để cung cấp cho khoảng 80% nhu cầu năng lượng của họ. Trung Quốc hiện là nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế giới chiếm một phần ba các giao dịch than thế giới. Ô nhiễm nguồn nước cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Một nửa lưu lượng nước chảy trong bảy con sông lớn của Trung Quốc không còn phù hợp dùng trong công nghiệp. Một phần ba số thành phố của Trung Quốc xả nước thải chưa qua xử lý vào các con sông. Nước uống sạch  không có sẵn cho một phần tư dân số Trung Quốc, trong khi đó gần 20% chất thải đô thị được chôn trong các bãi chôn lấp hoặc đốt.

Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và các nước phát triển khác đã trải qua sự ô nhiễm nghiêm trọng ở giai đoạn tiền công nghiệp hóa. Sông, hồ của họ nồng nặc mùi và đường phố tràn ngập rác thải. Các thảm họa môi trường cũng đã xảy ra. Ví dụ: “khói bụi dày đặc của thành phố London năm 1952 đã giết chết hàng ngàn người”. Không khí, nước sông và hồ ở các nước phát triển này hiện nay đã sạch. Quá trình phục hồi này được gọi là một "hiện tượng quay vòng 180 độ". Sự phát triển của khoa học và công nghệ môi trường, sự phát triển của sức mạnh kinh tế và khả năng đầu tư vào cải thiện môi trường đã góp phần làm cho môi trường sạch hơn.

Chi phí ô nhiễm môi trường hàng năm ước đạt 8 đến15% GDP của Trung Quốc. Chi phí cho sức khỏe và bệnh tật của nhân dân không nằm trong dữ liệu này. Có thể nói rằng, tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này thực sự là tiêu cực nếu tính đến tất cả các thiệt hại về môi trường.

Các chuyên gia về môi trường của thế giới quy trách nhiệm chính trị cho hiện thực môi trường ảm đạm của Trung Quốc. Họ đã chỉ trích sự thiếu vắng của một nền dân chủ tự do mà cả kẻ có lợi và các nạn nhân của môi trường có thể tự do khẳng định quyền lợi và truyền đạt ý kiến ​​của mình thông qua các cuộc bầu cử để các chính sách môi trường mạnh mẽ có thể được thi hành. Các quốc gia ủng hộ dân chủ tự do tạo ưu tiên hàng đầu đối với các quyền lợi về môi trường, trong đó, tạo một môi trường lành mạnh và sức khoẻ cho tất cả người dân của họ. Do đó, sự quay vòng 180 độ của môi trường diễn ra một cách tự nhiên trong các nền dân chủ tự do.

Nhưng, bối cảnh chính trị ở Trung Quốc lại khác. Các nước trên thế giới giờ đây nên thúc giục Trung Quốc cải thiện môi trường của mình. Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề hiện nay. Là một trong những người láng giềng gần nhất của Trung Quốc, Hàn Quốc có một vai trò đặc biệt quan trọng.

Vào đầu tháng tư năm 2006, khi Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão bụi vàng thổi từ Trung Quốc, Stephen Johnson, nhà quản lý Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ lúc đó đã đến thăm Bắc Kinh và kêu gọi chính quyền Trung Quốc cải thiện môi trường của họ. Ông đã thực hiện các yêu cầu sau khi tuyên bố rằng, thủy ngân, dioxin và các chất gây ô nhiễm khác có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gây hại cho nước Mỹ.

Hàn Quốc không nên giữ im lặng về thiệt hại do sự ô nhiễm môi trường của Trung Quốc gây ra. Thay vào đó, chúng ta phải đặt câu hỏi về ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh giải quyết vấn đề này. Đó là cách tốt nhất để giúp các quốc gia láng giềng bảo vệ môi trường của mình.

Hồng Duyên - Viện NC Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.koreafocus.or.kr/design3/economy/view.asp?volume_id=136&content_id=104585&category=B


Scroll To Top