Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT GÂY Ô NHIỄM Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Kết quả thu được sẽ cho phép các nhà khoa học môi trường đánh giá mức độ ô nhiễm ở từng lưu vực sông, làm cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương quyết định nước tại địa phương mình có thể sử dụng vào các mục đích đặc biệt khác được hay không? Đây là cách thay đổi gián tiếp các quy định về ô nhiễm trước đây dựa vào mức độ tập trung của nguồn gây ô nhiễm. Riêng đối với lưu vực sông Hàn, việc xây dựng hệ thống TPWL là không bắt buộc. Thành phố Kwangiu là thành phố đầu tiên ở Hàn Quốc xây dựng hệ thống quản lí chất gây ô nhiễm. Công trình được khởi công từ tháng 7 năm 2004 và dự định hoàn thành vào cuối năm 2007. Đối với lưu vực các con sông khác như: lưu vực sông Nakdong người ta xây dựng 8 cột đo chất lượng nước; lưu vực sông Yongsan hay Sumjin xây dựng 7 cột đo. Để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, chính quyền 5 thành phố và tỉnh dọc theo sông Nakdong đã lập kế hoạch quản lí các chất gây ô nhiễm vào đầu năm 2004. Tiếp đó, chính quyền địa phương tại các lưu vực sông Geum và sông Yongsan cũng đã xây dựng kế hoạch quản lí này.

Một trong những biện pháp được ưu tiên đó là biện pháp xây dựng vùng đệm lưu vực dọc theo bờ của 4 con sông lớn. Vùng đệm này có chiều rộng khoảng từ 300 m đến 1 km tính từ bờ sông đến giữa sông. Tại đây, người ta hạn chế việc phát triển các loại hình sản xuất và dịch vụ như xây dựng nhà hàng mới, chế biến gỗ, phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, chăn nuôi gia súc. Hiện nay, tổng diện tích được khoanh vùng đệm ưu tiên có thể lên tới 1.015 km2. Hơn nữa, để ngăn chặn ô nhiễm nước từ các nguồn rải rác, chính phủ được phép mua đất đai tại vùng lưu vực phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, diện tích đất mua bán có thể lên tới 3.300 km2.



Thực hiện: Nguyễn Mai Xuân

Biên tập: Nhóm website

Nguồn: Bộ Môi trường Hàn Quốc

Scroll To Top