Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Thay đổi chất lượng nước tại các dòng sông qua các năm 1997-2003



Chất lượng nước của 4 con sông lớn tại Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể từ năm 1997, mức độ ô nhiễm giảm xuống. Tuy nhiên, với những chính sách kiểm soát ô nhiễm tập trung vào các nguồn điểm đã cho thấy một vài điểm hạn chế. Cụ thể là, kết quả kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước còn thấp và thường dao động qua các năm. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng biện pháp này chính phủ Hàn Quốc chủ trương xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nước chung trên phạm vi toàn quốc.

Như đã biết, ô nhiễm từ các nguồn rải rác được ước tính chiếm từ 22 đến 37% tổng nguồn gây ô nhiễm (tính theo mức độ ô nhiễm BOD) tại 4 con sông kể trên. Theo các nhà khoa học mô trường, phốt pho (P) và Nitơ (N) là hai tác nhân chính gây nên hiện tượng phú dưỡng tại các sông, hồ. Khi tổng số N/P (Nitrogen/Photpho) đạt mức tiêu chuẩn cho phép ở các nguồn điểm thì các nguồn rải rác lại là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình gây ô nhiễm.

Đối với các nguồn điểm, việc kiểm soát có vẻ thuận lợi hơn nhờ hệ thống thực vật xử lí ô nhiễm được trồng dọc theo hệ thống ống dẫn thải hoặc dọc theo nơi xả thải. Tuy nhiên đối với nguồn rải rác, việc kiểm soát là vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa, thâm canh trong nông nghiệp, mở rộng hệ thống đường giao thông cũng là những tác nhân làm tăng quá trình ô nhiễm môi trường. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, nguồn rải rác là nguyên nhân gây nên 44,5% ô nhiễm tại các nguồn cung cấp nước ở Paldang. Nhóm nghiên cứu này cũng dự báo, nếu không có các biện pháp hạn chế kịp thời thì đến năm 2020 nguồn rải rác sẽ tăng mức gây ô nhiễm nên 54,3%.

Các chuyên gia của Bộ môi trường Hàn Quốc cũng thừa nhận một sự thật rằng, việc cải thiện chất lượng nước tại các con sông sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không đạt được hiệu quả nếu chúng ta không tập trung vào giảm thiểu các nguồn rải rác. Nói cách khác, sử dụng các biện pháp kiểm soát toàn diện nhằm kiểm soát nguồn điểm và nguồn rải rác là vô cùng cần thiết. Có thể kể đến ở đây là những biện pháp thoát nước tại đường giao thông, đường cao tốc, cầu cũng như thoát nước thải tại các khu vực chăn nuôi gia súc, các vùng nông nghiệp có sử dụng phân bón hữu cơ, vô cơ thâm canh và nước thải bị chảy tràn từ các ống thải tập trung.



Thực hiện: Nguyễn Diệu Linh

Biên tập: nhóm website

Nguồn: Bộ môi trường Hàn Quốc

Scroll To Top