VÀI NÉT VỀ HỢP TÁC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIỮA HÀN QUỐC VÀ MỸ
Đăng ngày:
Theo phần kết của hiệp định hợp tác KH & CN giữa Mỹ và Hàn Quốc năm
1976, một loạt các dự án nghiên cứu chung giữa 2 nước cũng như việc trao đổi
các kỹ sư và các nhà khoa học được thực hiện. Hiệp định này mới đây được sửa
đổi vào năm 1993 và 1999, chỉ ra sự phân bổ quyền sở hữu công nghiệp và tăng
cường sự bảo hộ từ sự hợp tác giữa các bên.
Trong những năm 1990 có rất nhiều chương trình hợp tác khoa học, công
nghệ song phương: (1) Hàn Quốc - Mỹ: Diễn đàn KH & CN được tổ chức 2 năm 1 lần từ năm 1993 để thảo
luận các vấn đề hợp tác chủ chốt hàng đầu giữa hai nước. Hai nước mong muốn
thông qua diễn đàn này đẩy nhanh sự hợp tác chung giữa hai nước trong các lĩnh
vực khoa học cơ bản và công nghệ cao. (2) Uỷ ban hỗn hợp về KH & CN được tổ chức hàng năm như là một kênh chính
thức của Chính phủ về hợp tác KH &
CN. (3) Chương trình hợp tác đặc biệt được thực hiện để trao đổi các nhà khoa
học và các kỹ sư, và thành lập các trung tâm nghiên cứu chung trên cơ sở hiệp
định giữa KOSEF và NSF. Ngân sách hàng năm của chương trình này khoảng 1 triệu
USD. (4) Chương trình đặc biệt về hợp tác KH & CN giữa Hàn Quốc và Mỹ nhằm thúc đẩy việc trao đổi các nhà khoa học
giữa hai nước từ năm 1995. Chương trình Hợp tác Nghiên cứu về khoa học cơ bản
được bắt đầu từ năm 1996 để cùng nhau
nghiên cứu về các lĩnh vực năng lượng nguyên tử và công nghệ không gian. (5)
Trung tâm hợp tác khoa học Hàn Quốc - Mỹ - một trung tâm hợp tác về KH & CN
của hai nước được thành lập năm 1997 - là nơi diễn ra sự hợp tác giữa các nhà
khoa học và kỹ sư của hai nước.
Thêm vào đó, Viện Kỹ thuật Massachusetts
và Viện máy và nguyên liệu Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm nghiên cứu chung
giữa hai bên với một kế hoạch đầu tư chung trị giá 14,8 triệu USD trong 10 năm
tới.
Về việc hợp tác trực tiếp giữa các khu vực tư nhân, hai nước đã thành lập
quỹ hợp tác công nghệ công nghiệp Hàn Quốc - Mỹ.
Thực hiện: Thanh Mai
Biên tập: Nhóm website
Nguồn: TVTTNCHQ 07