Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở HÀN QUỐC TỪ NĂM 1980 ĐẾN 1990

Đăng ngày:

Các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao trong các lĩnh vực điện tử, tin học truyền thông, công nghệ sinh học, môi trường, v.v.. là những ngành Hàn Quốc rất chú trọng phát triển. Những công nghệ tinh vi này không dễ gì nhập khẩu do các nước tiên tiến.

Trong thời kỳ này,chính sách KH & CN của Hàn Quốc tập trung ưu tiên phát triển những công nghệ chiến lược chủ chốt, phát triển nhân lực cho công nghệ chất lượng cao, và thúc đẩy tiềm năng nghiên cứu và phát triển của khu vực tư nhân. Chương trình nghiên cứu và phát triển quốc gia đặc biệt bắt đầu năm 1982 là một trong những chính sách nhiều tham vọng nhất từ trước tới nay đã được Chính phủ thông qua.

Có thể nói trong những năm 1980, chính sách KH & CN đã tạo đà cho việc chuyển đổi cơ cấu bằng cách tiếp tục mở rộng các ngành công nghiệp cần nhiều công nghệ và cải thiện công suất của hệ thống sản xuất. Cho đến cuối thập kỷ 1980, những nỗ lực nhằm thu hút được các kỹ sư và các nhà khoa học trình độ cao vẫn tiếp tục, thông qua việc củng cố giáo dục đại học, mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài, khuyến khích sự hồi hương của của các chuyên gia Hàn Quốc từ nước ngoài. Thêm vào đó, năm 1982, chương trình nghiên cứu và phát triển quốc gia được đưa ra nhằm phát triển các công nghệ an toàn công cộng và chủ chốt với những đặc trưng chung. Chương trình này là cách thức tốt nhất để thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ an toàn.Nét nổi bật khác trong thời kỳ này là sự gia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ngay trong các công ty.

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược thu hút công nghệ tiên tiến hơn thông qua chính sách ưu đãi đối với vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Chính phủ thực thi các chính sách khuyến khích như miễn thuế cho vốn đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao, và nghiên cứu đại dương. Luật Sở hữu trí tuệ của Hàn Quốc cũng được sửa đổi nhằm tăng cường sự bảo hộ quyền sử hữu công nghiệp. Sự chuyển giao công nghệ thông qua giấy phép nước ngoài tăng ồ ạt trong những năm 1980.

Những năm 1990 là thời kỳ của thách thức và thay đổi lớn trong KH & CN của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy những thực tế khắc nghiệt của chủ nghĩa quốc gia công nghệ và xây dựng chương trình tăng cường tiềm năng KH & CN. (MOST 1994). Với nỗ lực tham gia vào hàng ngũ những quốc gia tiên tiến về khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện một số biện pháp đổi mới bao gồm việc thông qua Luật đặc biệt cho đổi mới khoa học và công nghệ, lập kế hoạch 5 năm (1997-2002) về đổi mới khoa học và công nghệ, mở rộng dự án HAN và thực hiện Sáng kiến nghiên cứu sáng tạo. Trong thời kỳ này, sự hợp tác quốc tế về KH & CN của Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng kể về chất lượng và số lượng, điều này sẽ được nói rõ trong phần tiếp theo.

Chính phủ Hàn Quốc và khu vực tư nhân đang có những nỗ lực rất lớn nhằm tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, cho việc xây dựng tiềm năng công nghệ. Khoản chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển gộp lại lên tới 12,2 tỉ USD, chiếm 2,71% GNP năm 1995. Ngân sách cho KH & CN lên tới 2,8 tỉ USD hoặc 2,2% tổng ngân sách chính phủ. Trong tổng chi tiêu quốc gia cho nghiên cứu và phát triển, 81,1% được giành cho khu vực tư nhân và phần còn lại dành cho khu vực nhà nước. Thực hiện: Thanh Mai

Biên tập: Nhóm website

Nguồn: TVTTNCHQ 07

Scroll To Top