CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MANG VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐẾN GẦN HƠN VỚI KHÁCH DU LỊCH
Đăng ngày:
Theo Bộ Văn hóa Hàn Quốc, lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc gần như vượt qua mức 11,1 triệu người trong năm 2012, chủ yếu là do khách Trung Quốc và Nhật Bản. Con số đưa ra là 13,4 %, tăng hơn so với năm 2011. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đạt được con số mà Hàn Quốc đặt mục tiêu ban đầu là thu hút 11,3 triệu khách du lịch nước ngoài trong năm 2012. Trong tháng 11, Hàn Quốc đã đạt được dấu mốc trong ngành du lịch với 10,3 triệu khách. Đây là lần đầu tiên số lượng khách du lịch nước ngoài đạt đỉnh 10 triệu người trong năm 2012. Số lượng khách du lịch Trung Quốc vào Nhật Bản đến Hàn Quốc đã tăng vọt trong những năm gần đây. Tổng số khách Trung Quốc dự kiến đạt mức 2,83 triệu vào năm 2012, tăng 24,7 % so với năm trước. Trong khi đó, lượng khách Nhật Bản dự kiến tăng 6,7% trong năm 2012 lên 3,51 triệu người. Cùng với việc ngành công nghiệp du lịch ngày càng phát triển thì các dịch vụ thông tin viễn thông cũng ngày một thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin du lịch của du khách. Trong những ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất phục vụ du lịch, đó là: Dịch vụ di sản văn hóa bằng mã QR, trang web di sản văn hóa Daum, mạng LTE, mạng Wi-fi miễn phí. Với mã QR (Quick Response) và các dịch vụ thông tin di động cung cấp thông tin về kho tàng văn hóa Hàn Quốc một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp việc tìm hiểu về Hàn Quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chương trình dịch vụ mã QR di sản văn hóa mới của Cục Quản lý Di sản văn hóa cho phép người dùng truy tìm thông tin về hiện vật văn hóa của Hàn Quốc bằng cách quét mã QR trên màn hình tại chỗ . Với một chiếc điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng đọc mã QR thì du khách chỉ việc quét mã QR để truy cập trực tiếp tới một trang web thông tin di sản văn hóa, bao gồm bối cảnh lịch sử, hình ảnh, tường thuật âm thanh bằng tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh. Dịch vụ Di sản văn hóa bằng mã QR hiện đang cung cấp thông tin trên khoảng 900 hiện vật văn hóa và con số này dự kiến sẽ mở rộng đến 9.000 vào cuối năm nay. Ngôn ngữ tường thuật có phụ đề cũng đang được chuẩn bị cho phát hành vào cuối năm nay và tiếng Nhật Bản và Trung Quốc cũng sẽ được bổ sung vào năm 2013. Cổng thông tin Internet phổ biến Naver và Daum cũng đã ra mắt trên trang web cho phép du khách tham quan các hiện vật văn hóa được trưng bày tại viện bảo tàng và cung điện truyền thống khác nhau một cách thoải mái ngay tại nhà. Bảo tàng Naver, mở cửa vào tháng năm, cung cấp tầm nhìn toàn cảnh hơn 10.000 hiện vật từ 50 phòng triển lãm khác nhau tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Với 154 hiện vật chính, bao gồm cả Bangasayusang (Kho báu quốc gia của Hàn Quốc số 83), trang web cũng cung cấp hình ảnh chất lượng cao, tường thuật âm thanh (chỉ bằng tiếng Hàn Quốc) và thông tin chi tiết bằng tiếng Anh cũng như tiếng Hàn. Khách du lịch đến thăm cung điện Gyeongbokgung ở Seoul có thể sử dụng dịch vụ mã QR Di sản văn hóa của Cục Di sản văn hóa để truy cập một loạt các thông tin lịch sử chi tiết về cung điện, bao gồm cả hình ảnh, mô tả, tường thuật âm thanh. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại rằng các dịch vụ bảo tàng ảo này có thể khiến suy giảm về số lượng các chuyến thăm bảo tàng trực tiếp. Di sản văn hóa Daum, trong đó cung cấp cho du khách một cách du lịch bằng các trang web di sản văn hóa của Hàn Quốc dựa trên các chủ đề khác nhau. Các dịch vụ của trang web hiện chỉ được ứng dụng tại Hàn Quốc. Theo tin mới nhất, Chính quyền thành phố Seoul cũng đã khởi động dịch vụ thông tin mã QR trong tháng 2 năm 2013 tại sáu địa điểm trong thành phố, trong đó, có Bảo tàng Lịch sử Seoul, Bảo tàng Nghệ thuật Seoul và Bảo tàng Cheonggyecheon. Du khách sẽ có thể sử dụng điện thoại thông minh của họ để truy cập các video thông tin bằng các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu, hơn 240 hiện vật khác nhau. Máy tính bảng cũng có thể được cho mượn và wifi sẽ được cung cấp miễn phí tại chỗ . Tại Hàn Quốc, ước tính có đến hơn 8,4 triệu người sử dụng mạng LTE và gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên vượt qua 100% lượng người truy cập không dây, dịch vụ Wi-Fi miễn phí hiện đang được cung cấp tại hơn 1.000 khu vực công cộng trên khắp đất nước. Tính đến ngày 11 Tháng Bảy năm 2012, có hơn 1.000 khu vực công cộng trên khắp Hàn Quốc cung cấp dịch vụ Wi-Fi miễn phí . Các mạng Wi-Fi đã được KCC các công ty khác cùng nhau phát triển ngăn chặn sự chồng chéo của các mạng không dây và cho phép truy cập Internet thuận tiện. Các khu vực công cộng cung cấp các dịch vụ mới, bao gồm các trung tâm dịch vụ công cộng như bến xe buýt, nhà ga, sân bay, cũng như các khu vực trung tâm văn hóa, thư viện, các cơ sở thể thao, bệnh viện công cộng quốc gia, trung tâm phúc lợi xã hội sẽ cung cấp thông tin cho bạn lựa và chọn các điểm du lịch. Du khách sẽ tìm thấy biểu tượng Wi-Fi công cộng tại các khu vực cung cấp dịch vụ và sử dụng dễ dàng bằng việc lựa chọn mạng mang tên "Free WiFi công cộng" và tại các trang chia sẻ thông tin đăng nhập. Đại diện KCC cho biết: "Sự phát triển của mạng Wi-Fi công cộng là một mốc quan trọng trong sự tiến bộ của chúng tôi hướng tới cung cấp cho người dùng với một môi trường lý tưởng khả năng truy cập không dây thuận tiện," "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để tiếp tục mở rộng dịch vụ. " Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản. Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di dộng có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động. Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu. Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000. Dịch tin: Ngọc Anh Nguồn: http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/2013/01/123_128042.html