Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


GIẤC MƠ CHINH PHỤC KHÔNG GIAN CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Sắp tới, Hàn Quốc sẽ thực hiện phóng tên nửa Naro mang theo vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Đây là nỗ lực thứ ba của Hàn Quốc trong việc phóng tên lửa Naro. Hai lần phóng trước đó vào năm 2009 và 2010 đã thất bại. Truyền thông Hàn Quốc nói trong lần phóng thứ nhất, tầng thứ hai của tên lửa gặp sự cố, trong khi nguyên nhân thất bại của vụ phóng thứ hai chưa được nói rõ.

Lần phóng sắp tới liệu sẽ thành công?

Buổi phóng tên lửa đẩy (KSLV-1*) lần 3 còn được gọi là Naro đã bị hoãn lại, KSLV-1 bị hoãn phóng do phát hiện rò ri khí heli ngay trước thời điểm phóng chỉ vài giờ.

Trước đó, mọi công việc chuẩn bị cho hoạt động phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã được Hàn Quốc chuẩn bị hoàn tất. Các nhà khoa học và giới chức Hàn Quốc dự tính sẽ phóng tên lửa vào khoảng giữa 3 giờ 30 phút chiều nay đến 7 giờ tối, thời gian chính xác dự tính công bố vào 1 giờ chiều sau khi kiểm tra lần cuối cùng.

Các nhân viên và kỹ sư chịu tránh nhiệm phóng tên lửa đẩy Naro lên vũ trụ đã tỏ ra rất thất vọng vì phải hoãn lại lịch trình phóng, nhưng có lẽ họ cũng cảm thấy nhẹ nhõm phần nào vì hai nỗ lực trước đó đều thất bại

Đã một năm rưỡi kể từ khi tên lửa của lần phóng thử 2 nổ tung chỉ 137 giây sau khi cất cánh. Hàn Quốc sẽ tiếp tục chờ đợi, nhưng sẽ dễ chịu hơn nếu họ có thể đảm bảo được thành công trong lần phóng thứ 3 tới đây.

Giấc mơ không gian của người Hàn Quốc sẽ rất khó thành công. Trên thế giới hiện nay, có 9 quốc gia đã thành công trong việc phóng tên lửa mang vệ tinh lên không gian. Nếu thành công, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 10 phóng thành công tên lửa đẩy mang vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Và Hàn Quốc sẽ chính thức tham gia vào cuộc chạy đua chinh phục vụ trụ với các quốc gia hùng mạnh như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Nếu thành công, nó sẽ tượng trưng như là đỉnh cao của những gì mà Hàn Quốc đã đạt được.

“Dự án không gian không phải thực hiện để đạt được các lợi ích về kinh tế. Mục đính kinh tế chưa bao giờ được đặt ra bởi NASA hoặc những trung tâm nghiên cứu không gian khác. Thế giới không nói về việc Apollo 13 sinh lời như thế nào, mà thế giới nói đến việc quốc gia nào chế tạo ra Apollo 13 và tính đại diện cho quốc gia đó”. Đây là lời trích theo nhà báo Cho Mu-hyun.

Hàn Quốc bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa không gian từ năm 2002, tuy nhiên, do thiếu nhiều công nghệ liên quan nên Hàn Quốc đã bắt tay hợp tác với Nga vào tháng 9/2004.

Theo thỏa thuận, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất thiết bị vũ trụ Khrunichev của Nga cung cấp các động cơ tên lửa đẩy giai đoạn đầu tiên trong 2 giai đoạn của tên lửa đẩy KSLV-1.

Trong khi đó Hàn Quốc phải huy động gần 200 viện nghiên cứu và các công ty, bao gồm cả KARI để phát triển giai đoạn 2 của tên lửa KSLV-1 với nguồn kinh phí lên đến 520 tỉ won (tương đương 471 triệu USD).

Mặc dù có một số cuộc biểu tình phản đối do mức độ chi tiêu lớn dành cho các dự án, nhưng dự án không gian khác với những dự án lớn bị thất bại của chính phủ Hàn Quốc trong quá khứ, những dự án mang lại ít giá trị hữu hình.

Hàn Quốc đã bắt đầu dự án không gian của mình với mục tiêu gần như không thể đạt được vào thời điểm đó. Nhưng, những thành công trong các lĩnh vực như xe hơi, điện thoại cũng như máy tính đã mang đến cho Hàn Quốc những sự tự tin nhất định. Trong một diễn đàn được tổ chức trên đảo Jeju hồi tháng 6, Ông Kim Seoung-jo, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Không gian vũ trụ Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc có thể sản xuất máy bay thương mại có khả năng bay dưới quỹ đạo không gian trong tương lai không xa. Ông cũng cho rằng, Hàn Quốc sẽ có các phương tiện cá nhân bay trên những tòa nhà chọc trời trong thành phố sau đó. Biết đâu, Hàn Quốc sẽ thành công?

 

 

* KSLV-1 hay Naro-1, lúc đầu mang tên Korea Space Launch Vehicle hay KSLV, là tên lửa vũ trụ của Nga - Hàn Quốc và là tên lửa vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc, thực hiện phóng thử lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 8, 2009.

 

Đông Hưng, tổng hợp từ nhiều nguồn.


Scroll To Top