Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


PIN MẶT TRỜI POLIME HIỆU QUẢ TẠI HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Các nhà khoa học Hàn Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Gwangju cùng giáo sư vật lý Alan Heeger thuộc đại học UC Santa Barbara - người từng đạt giải Nobel, đã hợp tác chế tạo nên thế hệ "pin 2 thành phần sử dụng năng lượng mặt trời". Đây là một đề tài khoa học của Hàn Quốc đã được triển khai từ tháng 5 năm 2006.

Pin mặt trời Tandem gồm 2 bộ pin mặt trời với đặc tính là hút khác nhau được liên kết, sử dụng một dãy rộng hơn của quang phổ mặt trời.

Kết quả của cấu trúc này là kỷ lục về hiệu suất chuyển hoá từ quang năng sang điện năng lên tới 6%.

Giáo sư Lee Kwang-Hee, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gwangju, cho biết: "Đây là công suất cao nhất đạt được với một loại pin năng lượng mặt trời từ nguyên liệu chất dẻo".

Điều nổi bật của pin này là ưu điểm giá thành rẻ. Giáo sư Lee giải thích: "Nếu sử dụng pin mặt trời silic, cần tới 2 đô la Mỹ để sản sinh ra 1 watt điện năng, nhưng chỉ với 10 cents là đủ để tạo ra 1 watt nếu sử dụng pin năng lượng mặt trời 2 thành phần polyme."

Việc sử dụng với giá thành rẻ, sẵn có với nguyên liệu plastic là một điều then chốt để hạ chi phí sản xuất.

Lee Hee-Joo, một thành viên của nhóm khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Gwangju, cho rằng: "Loại pin này bẻ cong và gập lại, khiến nó có thể mang trên người hoặc được gắn vào trong các thiết bị".

Giáo sư Lee hy vọng công nghệ pin này sẽ có mặt trên thị trường sau khoảng 3 đến 5 năm tới.



Thực hiện: Tống Thuỳ Linh

Nguồn:http://www.earthtimes.org/articles/show/82373.html

Biên tập: Nhóm website

Scroll To Top