VIỆN NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN VŨ TRỤ CỦA HÀN QUỐC ĐỐI MẶT VỚI HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CHẤT XÁM
Đăng ngày:
Gần đây đã xuất hiện những quan ngại về việc Viện Nghiên cứu Không gian vũ trụ của Hàn Quốc (KARI) sẽ phải đối mặt với hiện tượng chảy máu chất xám, ngay trước khi Hàn Quốc phóng tên lửa KSLV-1 (còn được gọi là Naro) được sản xuất trong nước lần thứ 3. Theo báo cáo của KARI trình lên Dân Biểu Lee Yong-sup, đã có tổng cộng 35 nhân viên, bao gồm các nhà nghiên cứu đã rời KARI để làm các công việc khác sau khi Hàn Quốc thực hiện phóng tên lửa đẩy KSLV-1 lần thứ 2 vào tháng 10 năm 2010. 27 người đã đã chuyển qua làm các tập đoàn lớn như Korea Air, Tập đoàn Samsung và LG Electronics. Số còn lại đã đến làm việc tại các viện nghiên cứu và đại học công khác. Ông Lee Yong-sup cũng là thành viên của Ủy ban Giáo dục, Khoa học và Công nghệ cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám là do KARI đã tăng số lượng nhân viên làm việc bán thời gian trong 5 năm qua. KARI đã thuê 47 nhân viên làm việc bán thời gian trong thời gian đó, một nửa trong số họ là các nhà nghiên cứu. Các tập đoàn trả lương cao hơn, cùng với tình trạng việc làm chỉ mang tính chất bán thời gian và không ổn định đã dẫn đến việc nhiều nhân viên tài năng của viện sẽ “dứt áo ra đi” sau nỗ lực phóng thử tên lửa đẩy lần thứ 3 sắp tới, ông Lee nhấn mạnh rằng, vấn đề này cần phải được giải quyết sớm. "Nếu tình trạng hiện tại vẫn tiếp tục sẽ gây ảnh hưởng tới tiến độ của KSLV-2, dự kiến vào năm 2021." ông nói. KARI đã phủ nhận sự việc trên sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tương lai của họ, đặc biệt là sự ra mắt sắp tới của KSLV-2. "Chỉ có 4 nhân viên làm việc toàn thời gian thuộc dự án Naro rời KARI trong bốn năm qua. Tức là trung bình chỉ một nhân viên rời KARI trong một năm, tôi không cho rằng con số đó là nhiều”, phát ngôn viên của KARI cho biết. "Hoàn toàn không có vấn đề gì với kế hoạch phóng tên lửa sắp tới của chúng tôi. Việc cho rằng dự án KSLV-2 sẽ gặp trở ngại chỉ là điều lố bịch.", ông nói thêm. Sự kiện phóng Naro lần thứ ba được dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 3h - 7:30h chiều ngày 26/10 theo giờ địa phương (đã bị hoãn lại do phát hiện rò rỉ khí ga). Tên lửa đẩy Naro sẽ được phóng tại Trung tâm vũ trụ Naro ở Goheung, tỉnh Nam Jeolla. Đã có những sức ép nhất định lên viện nghiên cứu KARI, một phần nguyên do là vì cả hai nỗ lực phóng tên lửa đẩy trước đó đều thất bại. KSLV-1* đã đạt được tốc độ và độ cao mong muốn nhưng lại không thể đặt được vào đúng quỹ đạo dự trù rồi biến mất, các nhà khoa học thậm chí không biết là vệ tinh ở đâu. Ở lần phóng thử thứ 2, tên lửa đã nổ tung chỉ 137 giây sau khi rời bệ phóng. Hai thất bại liên tiếp đã dẫn đến việc đổ lỗi cho nhau giữa KARI và đối tác sản xuất tên lửa Khrunichev của Nga. Tranh cãi xung quanh việc ai là người chịu trách nhiệm vẫn đang tiếp diễn. Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phải chi 505,2 tỷ won cho ba lần phóng thử. Trong khi ngân sách dự tính ban đầu chỉ là 359,4 tỷ won và sự gia tăng về chi phí đã gây nên những quan ngại cho rằng, liệu chính phủ Hàn Quốc có nên tiếp tục đầu tư vào tham vọng vũ trụ hay không khi mà thất bại cứ lặp đi lặp. Chỉ riêng trung tâm không gian “đã ngốn” 303 tỷ won để xây dựng. KARI đang rất cần một đợt phóng tên lửa đẩy thành công và đưa được vệ tinh vào quỹ đạo. Thành công sẽ giúp họ được cấp một ngân sách lớn hơn cho các dự án trong tương lai, những dự án dự kiến sẽ tốn kém hơn nhiều, nhằm mục đích phóng những tên lửa đẩy mang vệ tinh lớn hơn và phức tạp hơn vào vũ trụ. * KSLV-1 hay Naro-1, lúc đầu mang tên Korea Space Launch Vehicle hay KSLV, là tên lửa vũ trụ của Nga - Hàn Quốc và là tên lửa vũ trụ đầu tiên của Hàn Quốc, thực hiện phóng thử lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 8 năm 2009. Hỏa tiễn Naro, nặng 140 tấn, dựa theo kiểu mẫu của Nga, rời giàn phóng lúc 5 giờ chiều, giờ địa phương ngày 25 tháng 8 năm 2009. Hàn Quốc đã thành công trong việc phóng hỏa tiễn của mình và đưa một vệ tinh vào không gian, sáu ngày sau, khi trở ngại vào phút chót ngăn cản việc phóng lần trước. Tuy nhiên, vệ tinh này đã không vào đúng quỹ đạo và hiện đã bay đi đâu không biết. Các hình ảnh truyền hình cho thấy, tầng thứ nhất của hỏa tiễn Naro-1 đã tách rời khỏi tầng thứ hai, chưa đầy năm phút sau khi rời giàn phóng lúc 5 giờ chiều với một đuôi lửa đỏ rực. Các động cơ của tầng thứ hai sau đó cũng khai hỏa và vệ tinh được tách ra thành công. Bùi Đông Hưng Nguồn: http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/2012/10/182_122570.html