Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Bulguksa (Phật Quốc tự) và Seokgunam (Thạch Quật am) được coi là công trình kiến trúc hoàn mỹ, là tổng thể những kiểu dáng cơ bản của Hàn Quốc. Thiết kế kiến trúc của ngôi chùa đã trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng đền đài.
Được xây dựng từ năm 751-774, chùa là biểu tượng về “Vùng đất Phật an lành” hay “Đất Phật” ở cách bày trí, với cấu trúc đá chồng chéo tạo cho đền một vẻ đẹp tinh tế uy nghi và tao nhã. Công trình này được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Kiến trúc sư trưởng Kim Dae-seong vương quốc Silla cổ đại (năm 57 trước Công nguyên - năm 935) với một đất nước thống nhất. Thạch Quật am được xây dựng cùng thời gian với chùa Phật Quốc là một trong những kiệt tác lớn nhất của Hàn Quốc. Am được làm từ đá granite màu trắng, là sự kết hợp khéo léo tri thức kiến trúc thời kỳ Silla, toán học, hình học, vật lý, tôn giáo và nghệ thuật trong một tổng thể có hệ thống. Tượng Phật ở trung tâm tiêu biểu cho một ý nghĩa sâu thẳm và hùng vĩ. Xung quanh bức tượng chính là tượng của 38 vị Bồ tát, các môn đồ, những người bảo vệ đức Phật và bốn vị Thiên vương trên tường.

Bộ Kinh Phật Koreana và Janggyeongpanjeon Gian Janggyeongpanjeon tại  Haeinsa (Hải Ấn tự) là một nhà kho cổ xưa lưu giữ những phiến gỗ khắc bộ kinh Phật Koreana. Bộ kinh Phật cũng là một vật báu quốc gia khác có tên trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Được xây dựng đầu tiên năm 1488, gian nhà kho này đã bảo vệ bộ kinh Koreana, một bộ tập hợp của Kinh Phật hàng thế kỷ qua. Việc xây dựng không chỉ đẹp về mặt kiến trúc mà còn có kiểu dáng thiết kế riêng biệt với hệ thống thông gió tự nhiên điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm. Đây là Bộ kinh Phật cổ nhất và hoàn chỉnh nhất còn tồn tại đến ngày nay, với 81.340 phiến gỗ giữa 1236 và 1251. Các ký tự trên mỗi bản khắc vẫn còn nguyên như thể là bản đơn chiếu nhằm nâng cao kỹ thuật khắc của thời kỳ bấy giờ.
Các di sản văn hoá thế giới khác 5 địa danh khác trong Danh sách Di sản Văn hoá Thế giới, bao gồm: Cung điện Changdeokgung, Jongmyo, Pháo đài Hwaseong, Di tích lịch sử Gyeongju và Các khu mộ đá ở Gochang, Hwasun và Ganghwa.
Được biết đến “Cung điện nổi tiếng”, Changdeokgung được xây dựng năm 1405 như một cung điện xây thêm. Công trình kiêu hãnh với cánh cổng cổ nhất dẫn tới khu vực thủ đô Seoul, Donhwamun, được xây dựng năm 1412. Và một cảnh vườn nổi tiếng được biết đến như Huwon hay Hậu viên. Ngày nay, cung điện nổi tiếng với 41 công trình kiến trúc, tiêu biểu nhất là Injeongjeon. Đây là lâu đài chính với ngai vàng công phu cùng Nakseonjae, dinh thự là tài sản cuối cùng của hoàng gia Yi. Nơi thờ Tổ tiên Hoàng gia Jongmyo cất giữ những bài vị của các nhà vua và hoàng hậu thời Joseon (1392 – 1910) và tiến hành nghi lễ trang trọng. Nghi lễ và âm nhạc được dùng trong buổi lễ được chọn là Văn hoá Phi vật thể.
Pháo đài Hwaseong được xây dựng theo lệnh của quốc vương Jeongjo ( 1776 – 1800) khi ông lập kế hoạch để di chuyển cung điện của mình từ Seoul về Suwon, phía nam của thủ đô để gần với nơi chôn cất của người bố. Đây là công trình được thiết kế và xây dựng khoa học nhất trong số các pháo đài cổ của Hàn Quốc. Pháo đài được xây dựng để chống đỡ với giáo và tên, cũng như sự tấn công của súng và pháo đại bác.
Di tích lịch sử Gyeongju của vương quốc Silla (năm 57 trước Công nguyên - năm 935) đã được UNESCO công nhận là một trong mười di tích lịch sử của thế giới. Di tích là một bộ sưu tập công trình lịch sử đặc biệt còn nguyên vẹn, đền, lăng mộ, mộ an táng của hoàng gia, các tác phẩm điêu khắc và các đồ tạo tác khác. Bởi vậy người Hàn Quốc vẫn gọi đây là một “Bảo tàng không thành luỹ”. Một trong những khu vực nổi tiếng nhất là Đài thiên văn Cheomseongdae, là đài thiên văn cổ nhất hiện còn ở hướng Đông được xây dựng giữa năm 632 đến năm 647. Cuối cùng là những mộ đá thuộc cự thạch ở thời kỳ Đồng thiếc (năm 1000 – năm 300). Trên thế giới, Hàn Quốc là nơi tập trung nhiều mộ đá nhất. Người ta đã tìm thấy một vài nghĩa trang tiền sử ở Gochang, Hwasun và Ganghwa.
Nghệ thuật tạo hình

Đồ gốm sứ Hàn Quốc được biến đến trên toàn thế giới và đã được phát triển như là một trong những nghệ thuật tạo hình đỉnh cao. Sau sự thống nhất Silla vào năm 668 sau công nguyên, những người thợ gốm Hàn Quốc đã bắt đầu tráng men nhiều sản phẩm của họ, gồm: lư, bát, chén và vại. Đôi khi chúng được trang trí bằng cách in dập các hình, trạm trổ hoặc vẽ bằng mực. Trong suốt thời kỳ này, đồ sứ men màu ngọc bích làm Hàn Quốc trở nên nổi tiếng để bắt đầu phát triển. Vương quốc Goryeo (918 – 1392) đã kế thừa nghệ thuật này, tận dụng và kết hợp với kỹ thuật trang trí.
Hội hoạ Hàn Quốc đã phát triển vững chãi trong suốt một thời kỳ lịch sử dài, từ thời Tam quốc (năm 57 trước công nguyên - năm 668) cho tới thời hiện đại. Các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng thời Tam quốc là những bức tranh trên 4 bức tường và trần của nhà an táng Goguryeo (năm 37 trước công nguyên - năm 668). Trong khi hội hoạ thời kỳ Goguryeo là sống động và có nhịp điệu, thì hội hoạ thời kỳ Silla có phần trầm tư và tỉ mỉ hơn. Hội hoạ thời kỳ Silla hưng thịnh sau khi 3 vương quốc thống nhất vào
thế kỷ thứ 7. Trong suốt thời kỳ Joseon (1392 – 1910), các hoạ sĩ chuyên nghiệp thường vẽ tranh phong cảnh. Vào cuối thế kỷ 18, các hoạ sĩ đã bắt đầu sáng tác nhiều thể loại hội hoạ. Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một trong những cộng đồng mỹ thuật đa phong cách của thế giới.
Những bức tượng hàng đầu của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Hàn Quốc bao gồm: bức tượng Tathagata Buddha mạ đồng thời kỳ Goguryeo và tượng Maitreya mạ đồng trong tư thế nửa ngồi (Đức Phật của tương lai) trong mặc tưởng suy nghĩ. Cả hai đều nổi tiếng với nụ cười hiền từ. Những bức tượng thời kỳ Baekje (năm 18 trước công nguyên – năm 660) có đường nét nụ cười thanh nhã trên khuôn mặt, những yếu tố điển hình của nghệ thuật thời kỳ Baekje.

Thực hiện và biên tập: Trần Duyên và nhóm website

Nguồn: Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, “Kinh tế Hàn Quốc đang phát triển”, TVTTNCHQ

 


Thực hiện và biên tập: Trần Duyên và nhóm website

Nguồn: Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, “Kinh tế Hàn Quốc đang phát triển”, TVTTNCHQ


Scroll To Top