“THẾ HỆ CHUỘT TÚI” Ở HÀN QUỐC: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Đăng ngày:
Thông thường, hầu hết mọi người đều đi làm khi trưởng thành, độc lập về tài chính và tự lo cho bản thân nhưng cũng có nhiều người không thể làm được điều này, họ vẫn sống với cha mẹ, phụ thuộc vào cha mẹ cả vềkinh tếlẫn tinh thần. Những người này ở Hàn Quốc được gọi là “Thế hệ chuột túi” (캥거루족, Kangaroo Tribe). Sự gia tăng nhanh chóng của “Thế hệ chuột túi” đã trở thành một vấn đề được quan tâm không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở nhiều nước trên thế giới như Twixter ở Mỹ, Tangy ở Pháp, Mammone ở Ý, Boomerang Kids ở Canada, Paradise single ở Nhật… “Thế hệ chuột túi”xuất hiện ở Hàn Quốc vào những năm đầu của thập niên 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998). Khi mới xuất hiện, thuật ngữ này đượcdùng để chỉ những người trẻ sau khi tốt nghiệp đại học ở độ tuổi ngoài 20, sống phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm ngay cả khi họ đã đủ lớn để tự lập. Ngoài ra, ở Hàn Quốc, vào thập niên 2010, còn xuất hiện “Thế hệ chuột túi mới” là những người đã lập gia đình, thậm chí có con, bất kể họ có đi làm hay không nhưng sống với cha mẹ, dựa dẫm vào cha mẹ.Có thể thấy rằng, không chỉ thanh niên mà ngay cả tầng lớp trung niên ở Hàn Quốc cũng có thể trở thành “Thế hệ chuột túi”. Theo khảo sát do Jobkorea thực hiện năm 2015, gần 40% trong số 3.574 người được hỏi cho biết họ là người thuộc “Thế hệ chuột túi”, khoảng 70% trong số đó cho biết họ vẫn đang nhận được sự giúp đỡ tài chính từ cha mẹ và tỷ lệ này không ngừng tăng theo từng năm ở Hàn Quốc. Nguyên nhân ngày càng nhiều thanh niên, trung niên Hàn Quốc gia nhập vào “Thế hệ chuột túi” là:Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc cao, sự cạnh tranh khốc liệt về việc làm, đặc biệt là các vị trí được ưa thích tại các công ty lớn, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Hàn Quốc.Bên cạnh đó, do chế độ tuyển dụng ở Hàn Quốc đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài như kỳ thi tuyển công chức, thi năng khiếu nghềphát sinh nhiều chi phí kèm theo trongquá trình chuẩn bị tìm việc. Trong thời gian chuẩn bị tìm việc, không có thu nhập nên việc phụ thuộc vào cha mẹ được coi là điều kiện an toàn để “Thế hệ chuột túi” chuyên tâm chuẩn bị xin việc. Thứ hai là do Hàn Quốc có giá bất động sản cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, nhất là ở những thành phố lớn như Seoul.Từ những năm 2000 trở lại đây giá bất động sản ở quốc gia này liên tục tăng,dẫn tới chi phí nhà ởnhư tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo tháng, tiền thuê nhà trọn gói cũng tăng theo.Do vậy, tầng lớp thanh niên, trung niên dù có việc làm, có thu nhập cũng không dễ dàng cáng đáng được chi phí nhà ở. Bên cạnh đó,chi phí sinh hoạt, chi phí chăm sóc, nuôi dạy con cái cũng cao, trong khi nhiều người phải đối mặt với mức lương thấp dolao động không thường xuyên, lao động làm việc theo hợp đồng, khó đạt được sự độc lập về kinh tế.Vấn đề này cũng trở nên khó khăn hơn với những cặp vợ chồng sau khi kết hônbuộchọ phải sống chung với cha mẹ nhằm giảm bớt được gánh nặng chi phí nhà ở, tranh thủ sự trợ giúp của cha mẹ trong việc chăm sóc, trông nom con cái. Theo kết quả phân tích số liệu gốc (1%) cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng Cục thống kê thực hiện của Viện Nghiên cứu Y tế và Xã hội Hàn Quốc, tổng số hộ gia đình 2 thế hệ sống cùng nhau (con cái sống với bố mẹ, con cái sống với cha hoặc với mẹ) năm 2010 tăng khoảng 1,4 lần so với năm 1985. Kết quả khảo sát của Ban điều tra thực trạng nhà ở hộ gia đình mới kết hôn năm 2015 cũng cho thấy có tới 64,8% cặp vợ chồng mới kết hôn sống với cha mẹ, phụ thuộc vào cha mẹ và các lý do sống chung họ đưa ra bao gồm “không đủtiềnmua nhà để ở riêng (37,1%)”, “giải quyết vấn đề chăm sóc và trôngcon (31,1%)”. Thứ ba, tâm lý ngại kết hôn gia tăng trong giới trẻ cũng góp phần làm gia tăngthế hệ chuột túi ở Hàn Quốc. Báo cáo nghiên cứu “Giải thích về thời đại hôn nhân thấp, nam nữ không kết hôn” trong ấn phẩm Statistics Plus Spring 2021 do Tổng Cục thống kê Hàn Quốc xuất bản gần đây cho thấy 54,8% những người chưa kết hôn ở độ tuổi 30 sống với cha mẹ, tỷ lệ nam nữ chưa kết hôn ở độ tuổi đầu 30 (30-34 tuổi) sống với bố mẹ là 57,4% và nam giới ở độ tuổi cuối 30 (35-39 tuổi) là 50,3%, tỷ lệ “hộ gia đình một thành viên” ở độ tuổi đầu 30 là 25,8% và những người ở độ tuổi cuối 30 là 32,7%. Kết quả trên cho thấy, hơn một nửa số nam nữ chưa kết hôn trong độ tuổi 30 sống cùng cha mẹ, điều này có nghĩa là tình trạng không kết hôn, kết hôn muộn của thanh niên ngày càng tăng ở Hàn Quốc.Bên cạnh đó, kết quả điều tra về sự cần thiết phải kết hôn của nam và nữ chưa kết hôn trong độ tuổi 30–44 cũng cho thấycó 13,9% nam giới trả lời rằng họ phải kết hôn, trong khi đó nữ giới cùng câu trả lời nàychỉ chiếm 3,7%. Thứ tư, tâm lý bao bọc con cái của cha mẹcũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số lượng “Thế hệ chuột túi” ở Hàn Quốc hiện nay. Các ông bố, bà mẹ muốn bảo vệ con cái khỏi những khó khăn, cám dỗ, lại càng không muốn gây áp lực cho những đứa con“đứt ruột sinh ra”, thôi thúc họ tự nguyệntiếp tục làm việc kiếm thêm thu nhập khi đã nghỉ hưu để chu cấp cho con cái ngay cả khi chúng đã trưởng thành, hoặc phụ giúp con cái chăm sóc, nuôi dạy các cháu. Sự xuất hiện và ngày càng gia tăng về số lượng của “Thế hệ chuột túi” đã và đang gây ra những tổn thất cho cá nhân, gia đình và xã hội Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực xây dựng và thực thi nhiều giải pháp như:Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động là giới trẻ phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội nhằm gia tăng nhu cầu tuyển dụng và tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ; Kéo dài tuổi nghỉ hưu và ổn định việc làm nhằm ngăn chặn sự sa sút về kinh tế của thế hệ cha mẹ, giảm chi phí và tổn thất xã hội khi thời gian làm việc bị rút ngắn; Ổn định việc làm là để giảm thiểu tỷ lệ lao động chuyển việc và mất việc do lao động theo hợp đồng hoặc lao động không chính thức; Trợ cấp thai sản và sinh con, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, chi phí giáo dục…cho các gia đình; Hỗ trợ nhà ở nhằm giải quyết tình trạng khó khăn về nhà ở cho thanh niên như nhà ở cho các cặp vợ chồng mới cưới thông qua các dự án“Nhà ở hạnh phúc”- dự án nhà công cho thuê do Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông Hàn Quốc chủ trì và thực hiện hay dự án “Ngôi nhà Dabok” do tỉnh Gyeonggi thực hiện… Tuy chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của “Thế hệ chuột túi” nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Chính phủ đã đưa ra những biện pháp gia tăng tuyển dụng, tạo thêm việc làm mới cho thanh niên,ngược lại tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc liên tục tăng từ năm 2014 đến nay. Các giải pháp hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ chi phí thai sản, chi phí nuôi dạy con cái cũng không phát huy hiệu quả và thực tế là “Thế hệ chuột túi” vẫn không ngừng tăng về số lượng. Đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỷ lệ này đã đạt mức 55.8% vào đầu năm 2021 theo khảo sát của Jobkorea. Vì vậy, cần phải nhìn nhận rằng, hiện tượng “Thế hệ chuột túi” có lẽ sẽ tiếp tục gia tăng và yêu cầu chính phủ và xã hội Hàn Quốc phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng nhau giải quyết. Phan Thị Oanh Trung tâm Hàn Quốc, Triều Tiên, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Tài liệu tham khảo: 1. Choi Kyong-ae (2016), “New kangaroo tribe”: Adult kids coddled in parents' pouches, Yonhap News Agency : yna.co.kr 2. Erika Na (2021), Meet South Korea's “kangaroo tribe”: Ages 30 through 40 who still living with their parents :nbcnews.com 3. Kang Kyung-joo (2021), Hơn một nửa số nam giới và nữ giới độc thân ở độ tuổi 30 là chuột túi ... Lý do kinh tế và gánh nặng của việc nuôi dạy con cái (30대 미혼남녀 절반 이상 캥거루족…경제적 이유·양육 부담)한경닷컴: hankyung.com 4. Kwak Min-seo (2021), 54,8% “Thế hệ chuột túi” ở độ tuổi 30 chưa kết hôn ... “Không thể tự lập khỏi cha mẹ” (결혼 안 한 30대 '캥거루족' 54.8%…"부모에게서 독립 못 해"), 연합뉴스: yna.co.kr. 5. Nhật báoGyeongsang (2021), Cần tìm giải pháp cho vấn đề “Thế hệ chuột túi” (캥거루족, 문제 해결방안 모색해야), 경상매일신문: ksmnews.co.kr. 6. Oh Ho -yeong (2017), Phân tích thực trạng “Thế hệ chuột túi” và những vấn đề đặt ra, Viện Nghiên cứu lao động Hàn Quốc (캥거루족 실태분석과 과제한국노동연구원, 2017년 제 7호 No. 7 (2017, 12) 7. Kim Seong-ha (2017), Các vấn đề xã hội: Ý nghĩa của sự xuất hiện “Thế hệ chuột túi mới” và hàm ý, (사회 이슈 : “신캥거루족(新kangaroo族)”등장의의 의미와 시사점),Viện Nghiên cứu Gyeonggi: 경기연구원.