ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG TRIỀU TIÊN: KIỆN TOÀN BỘ MÁY LÃNH ĐẠO MỚI
Đăng ngày:
Đại hội Đảng và Hội nghị đại biểu toàn quốc là hai cơ chế quan trọng nhằm kiện toàn bộ máy và đưa ra chiến lược, đường lối của Đảng Lao động Triều Tiên. Trong đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc là Hội nghị đặc biệt để giải quyết các vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới cả nước mà Ủy ban Trung ương không thể quyết định một mình mà không cần đợi Đại hội Đảng nhóm họp. Có 4 kỳ Hội nghị đại biểu toàn quốc được tổ chức, lần thứ 1 vào 1958, lần thứ 2 vào năm 1966, lần thứ 3 vào năm 2010, lần thứ 4 vào năm 2012. Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên theo quy định tổ chức định kỳ 5 năm, thông qua báo cáo của các cơ quan Trung ương, sửa đổi Điều lệ Đảng, đưa ra đường lối, chính sách của Đảng và bầu Ủy ban Trung ương Đảng, Lãnh đạo tối cao của Đảng. Các đại hội trước đó lần lượt diễn ra vào các thời điểm tháng 8/1946, tháng 8/1948, tháng 4/1956, tháng 9/1961, tháng 11/1970, tháng 10/1980, tháng 5/2016. Như vậy, Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên có nhiệm kì 5 năm nhưng trên thực tế không hẳn đã được tổ chức đúng định kì trong suốt một thời kỳ lịch sử dài. Đại hội lần thứ VIII lần này được khai mạc vào ngày 5/1/2021 và diễn ra trong 8 ngày. Do đó, đây là một trong những lần đại hội hiếm hoi đúng nhiệm kì 5 năm của đảng Lao động Triều Tiên. Kiện toàn bộ máy tổ chức lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên là một trong những nhiệm vụ và cũng là kết quả quan trọng được chờ đợi của Đại hội đảng lần thứ VIII. Đại hội có sự tham dự của 250 ủy viên Trung ương đảng khóa VII và 4.750 đại biểu, trong đó có 408 đại biểu quân đội. Trong khi tổng số đại biểu tham dự tăng 37% thì số đại biểu quân đội tham dự đại hội VIII giảm hơn 43,3% so với đại hội VII. Tỷ lệ đại biểu quân đội trên tổng số đại biểu tham dự ở đại hội VII đạt 20,7% thì ở đại hội VIII chỉ đạt 8,6%. Đại biểu nữ có 501 người, chiếm khoảng 10%. Đại hội thu hút sự theo dõi, đưa tin của 2.000 người là quan sát viên, báo chí, truyền thông…Cuộc bầu cử lãnh đạo đảng đã diễn ra vào ngày 10/1 trong khuôn khổ đại hội đảng, ông Kim Jong-un được bầu làm Tổng bí thư. Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị có 5 người ngoài ông Kim Jong-un còn có các thành viên khác bao gồm ông Choi Ryong-hae, Ri Byong-chol, Kim Tok-hun, Jo Yong-won. Ủy viên Bộ Chính trị gồm có Pak-Thae-sung, PakJong-chon, Chung Sang-hak, Ri Il-hwan, Kim Doo-il, Choi Sang-gun, Kim Jae-ryong, Oh Il-jung, Kim Yong-Chol, Oh Soo-yong, Kwon Yeong-jin, Kim Jung-kwan, Chung Kyong-Thaek, Ri Yeong-gil. Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị gồm có các thành viên nhưPak Thea-dok, Pak Myong-sun, Ho Chol-man, RiChol-man, Kim Hyeong-sik, Thae Hyeong-chol, Kim Young-hwan, Pak Chung-geun, Yang Seung-ho, Cheon Hyeon-Chol, RiSon-gwon… Ban Bí thư gồm Tổng bí thư Kim Jong-un có các thành viên như Cho Yong-won, Pak Thae-sung, RiByong-chol, Chung Sang-hak, Ri Il-hwan, Kim Doo-il, Choi Sang-gun… Ủy ban Quân sự Trung ương gồm có Trưởng ban là ông Kim Jong-un, Phó ban là ông RiByong-chol và các thành viên gồm Jo Yong-won, Oh Il-jung, Kim Jo-kuk, Kang Soon-nam, Oh Soo-yong, Pak Jong-chon, Kwon Yeong-jin, Kim Jung-kwan,Ri Yeong-gil, Rhim Kwang-il. Ủy ban Kiểm tra Trung ươngvà điều lệ Đảng có Trưởng Ban là ông Chung Sang-hak, 2 Phó ban là Pak Thae-dok, Ri Hee-yong với các thành viên Ri Kyong-chol, Pak Kwang-sik, Pak Kwang-woong, Cheon Thae-soo, Chung In-chol, Kim Sung-chol, Chang Ki-ho, Kang Yoon-seok, Woo Sang-chol, Chang Kwang-bong, Kim Kwang-chol, Oh Dong-il. Ủy ban Trung ương Đảng có các Phó ban là Kim Jae-ryong, Oh Il-jung, Pak Thae-dok, Kim Sung-nam, Ho Chol-man, Kim Hyoung-sik, Pak Myong-sun, RiChol-man, Ri Doo-sung, Kang Soon-nam, Kim Young-chol, Kim Sae-bok, Pak Jung-nam, Choi-hui, Kim Yong-soo. Cơ quan đại diện cho tiếng nói của Ủy ban Trung ương Đảng Triều Tiên là tờ “Báo Lao động” có tổng biên tập mới là Pak Yong-min. Các thành viên trong bộ máy lãnh đạo đảng Lao động Triều Tiên khóa mới cũng nhận được sự quan tâm của dư luận khi em gái của ông Kim Jong-un là Kim Yo-jong, Phó Ban tuyên truyền, dân vận thống nhất (Ban 1) của Trung ương Đảng, không có tên trong danh sách Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị và chỉ có tên trong danh sách Ủy viên Trung ương đảng và là thành viên của Ban điều hành đại hội. Bà là người đồng hành cùng ông Kim Jong-un trong các hoạt động với phía Hàn Quốc trong mấy năm gần đây và được dư luận Hàn Quốc rất quan tâm và dự đoán là một nhân vật có khả năng là người có quyền lực thứ 2 sau ông Kim Jong-un. Sau tuyên bố cứng rắn của bà và Văn phòng liên lạc chung hai miền Triều Tiên bị phá hủy, bà được chuyển công tác và không thăng tiến trong đại hội khóa VIII. Điều này cho thấy sự tiếp nối quyền lực trong gia đình ông Kim Jong-un có được duy trì hay không thì vẫn sẽ là một ẩn số thu hút sự quan tâm của dư luận. Điểm nổi bật thu hút sự chú ý nhất trong bộ máy lãnh đạo đảng Lao động Triều Tiên khóa mới là vị trí Tổng bí thư của ông Kim Jong-un. Đây là vị trí cao nhất của Đảng, là "đầu não tối cao của cách mạng, trung tâm lãnh đạo, trung tâm đoàn kết” của Đảng. Kể từ khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011 đến nay, trải qua 9 năm, chỉ có vị trí “Tổng bí thư vĩnh cửu” dành cho cố lãnh đạo. Trên thực tế, vị trí này được bỏ ngỏ. Bản thân ông Kim Jong-un trên thực tế là người lãnh đạo cao nhất nhưng được gắn với chức danh là “Bí thư thứ nhất” chứ không phải là “Tổng bí thư”. Sau đó, với đại hội đảng lần VII, chế độ Ban Quốc vụ mà ông Kim là Trưởng ban được áp dụng 5 năm. Việc ông Kim Jong-un được bầu vào chức Tổng bí thư đã cho thấy, sau gần một thập kỷ, bộ máy lãnh đạo đảng Lao động Triều Tiên đã quay trở lại với mô hình Ban Bí thư như trước. Vị trí Tổng bí thư đối với bản thân ông Kim Jong-un như một sự công nhận thành tích gần một thập kỷ lãnh đạo của ông trong chức danh Bí thư thứ nhất và Trưởng Ban Quốc vụ. Sự trưởng thành và quyền lực của ông đã được khẳng định trong đảng và hứa hẹn sẽ có những bước phát triển hơn nữa với một chức danh mới. Với chức danh Tổng bí thư, ông Kim Jong-un đã được đặt ngang hàng với các lãnh tụ tối cao thiêng liêng của Triều Tiên và cũng là ông và cha của mình- nguyên Tổng bí thư Kim Il-sung và nguyên Tổng bí thư Kim Chung-il.Cùng với chức danh Tổng bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong-un được đánh giá có khả năng sẽ giữ chức Chủ tịch nước trong thời gian tới, hoàn thành quá trình kế tục quyền lực của cha ông, giúp ông tự tin hơn trong việc đưa Triều Tiên vượt qua những khó khăn trong các vấn đề đối nội và đối ngoại đang gặp phải hiện nay./. Nguyễn Thị Thắm, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Triều Tiên Tài liệu tham khảo 1. Kim Hae-jung, 2021, Kim Jong-un được bầu làm Tổng Bí thư, chức trách của Kim Yo-jong tăng cao: Khẳng định là lãnh đạo tối cao của Đảng miền Bắc, bối cảnh bị loại khỏi Bộ Chính trị của Kim Yo-jong được quan tâm (김정은, 당총비서추대…김여정은직책강등: 北당최고지도자로명시한셈…김여정정치국제외배경관심), 국제신문, 11/01/2021. 2. Kim Jong-sung, 2021, Thay đổi của “phong cách Kim Jong-un”, Quân sau, Đảng trước (김종성 , '김정은스타일'의변화, 군은뒤로당은앞으로), 오마이뉴스, 07/01/2021. 3. Kim Jong-un, 2021, Diễn văn Khai mạc Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII (Opening Speech at the Eighth Congress of the Workers’ Party of Korea), Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam, 8/1/2021. 4. Lee Sae-won, 2021, Chuyên gia Nhật Bản: “Kim Jong-un có khả năng chuyển thừ chức Trưởng ban Quốc vụ sang Chủ tịch” (일본전문가 "김정은, 국무위원장에서주석으로변경가능성") ,연합뉴스, 11/01/2021. 5. Lee Seung-hyun, 2021, Bắc: Bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng, cả Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên đảm trách Điều lệ (Danh sách)-Tổng bí thư Kim Jong-un chủ tọa Hội nghị toàn thể lần thứ 1 Ủy ban Trung ương Đảng nhiệm kì 8 (북, 당정치국·비서등선출..규율전담당중앙검사위도 (명단): 김정은총비서, 당중앙위원회제8기제1차전원회의주재, 통일뉴스, 11/01/2021. 6. Oh Byeong-sang, 2021, Nhìn nhận khách quan Đại hội Đảng của Bắc Hàn (오병상기자, 북한당대회..편견없이들여다보기), 중앙일보, 11/01/2021. 7. Viện Nghiên cứu Hòa bình Seoul, 2021, Tổng bí thư-Kim Jong-un, còn Kim Yo-jong trượt cả ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị: Tại sao? (김정은총비서, 김여정정치국후보위원도탈락왜? )서울평화연구소- 서울신문, 11/01/2021.